Top 14 # Xem Nhiều Nhất Gà Lôi Rừng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Gà Lôi Trắng Là Gì? Đặc Điểm Sinh Sản Và Giá Gà Lôi Rừng

Gà lôi trắng là một loài chim lớn, có chiều dài khoảng 125 cm. Khi còn nhỏ gà trống và gà mái đều mang chung 1 màu lông, đó là màu nâu ngoài ra có những dải lông màu đen.

Ở bài viết này Chim Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của Gà lôi trắng, phân biệt gà lôi trắng mái và giá gà lôi rừng hiện nay trên thị trường.

Phân biệt gà lôi trắng trống và mái

Gà lôi rừng mái giữ nguyên màu lông này nếu có thay đổi cũng không đáng kể suốt cuộc đời mình, thường chuyển sang màu oliu.

Gà lôi trống đến tuổi thành niên sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng, Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi,gà lôi trống mới thành thục hẳn lúc đó mào có màu đen dài, cằm và họng đen.

Gà lôi trắng trống có đặc điểm là bụng hơi xanh đen, hoặc trắng đây là giống gà lôi rừng trắng tìm thấy tại Việt Nam. Phần còn lại của cơ thể là màu trắng.

Đuôi của gà lôi trắng trống khá dài thông thường từ 40 đến 80 cm. Mặt có màu đỏ nhung với 2 dải mào phủ kìn, ghân gà có màu đỏ tía. Gà lôi trắng sống ở các khu vực rừng miền núi ở lục địa Đông Nam Á và Trung Quốc trong đó có.

Các giống gà lôi trắng

Hiện nay đang có 15 phân loài gà lôi trắng được công nhận phân bố từ đông Myanma đến Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hầu hết các phân loài còn phổ biến trong hoang dã, riêng các phân loài whiteheadi ở Hải Nam, engelbachi ở nam Lào và annamensis ở miền Nam Việt Nam khá hiếm và đang bị đe dọa.

Đặc điểm của giống gà lôi Việt Nam

Theo nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ Ninh Bình tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập và điều tra số lượng gà Lôi trắng tại rừng đặc dụng Cúc Phương được 20 tuyến, số cá thể gà lôi phát hiện được là 86 cá thể, mật độ TB1.3 con/ha, điều kiện sinhn cảnh thường gặp (41.5 % là rừng thứ sinh, 58.5% là trảng cỏ, cây bụi).

Nhóm cũng đã sưu tập được 20 gà lôi trắng 24 tháng tuổi, trong đó có 10 trống và 10 mái đủ tiêu chuẩn làm giống, đàn gà được nuôi nhốt tại trại gà giống Cúc Phương, bước đầu thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt.

Theo nghiên cứu, bước đầu đã xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà Lôi trắng từ giai đoạn sơ sinh cho tới 24 tuần tuổi.

Gà Lôi trắng mới sinh có trọng lượng tương đối nhỏ, trung bình đạt 35 gram/con, tuy nhiên đến gia đoạn 24 tuần tuổi trọng lượng gà đã đạt TB 397 gram/con. Đàn gà theo dõi sinh trưởng và phát triển tốt.

Gà Lôi trắng mái đẻ trung bình 9 quả/mái/năm, Tỷ lệ có phôi 84.1%, tỷ lệ con sơ sinh khi ấp bắng mấy ấp công nghiệp đạt 75.5%, tỷ lệ khoẻ mạnh 92.5%. Mùa sinh sản của gà lôi trắng được ghi nhận bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 23-24 ngày.

Gà có khả năng kháng bệnh cao, việc sử dụng vắc xin lasota và vắc xin newcatson phòng bệnh cho gà Lôi trắng bước đầu cho hiệu quả nhất định, qua theo dõi chưa thấy xuất hiện bệnh gà rù trên đàn gà nuôi nhốt tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Giá gà lôi trắng trên thị trường

Gà lôi trắng mái: Giá từ 500.000đ đến 750.000đ/kg tùy lứa tuổi.

Gà lôi trắng trống: Giá từ 950.000đ đến 1.300.000đ/kg tùy lứa tuổi và độ thuần chủng.

Chim Việt Nam

Gà Lôi Vằn – Lophura Nycthemera Annamensis Động Vật Rừng

Thông tin chung

GÀ LÔI VẰN là Chim tên la tin là Lophura nycthemera annamensis thuộc họ Trĩ Phasianidae bộ Gà Galliformes

Tên Việt Nam: GÀ LÔI VẰN

Tên Latin: Lophura nycthemera annamensis

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Lớp (nhóm): Chim

Hình ảnh

Đặc điểm

Chim đực trưởng thành: Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Chim non 1 tuổi: Mặt lưng màu nâu, có vân mảnh màu đen. Mào màu nâu thẫm có điểm nâu đen. Phần dưới cơ thể màu nâu lẫn nâu đen, ở ngực có vệt nâu trắng. Đuôi có vạch nâu đen và đen trắng, những lông đuôi giữa có vân mảnh màu nâu trắng. Chim cái: Nhìn chung toàn bộ lông có màu nâu tối. Đuôi màu nâu hạt dẻ sáng, cằm và họng màu xám nhạt. Mào dài và có màu nâu thẫm. Lông bao cánh, vai và toàn bộ mặt lưng có những vệt hình mũi mác màu xám nhạt, những vệt này ở phía trên lưng có mép màu tối đục. Mắt nâu. Mỏ ngà. Chân đỏ tía.

Đặc tính

Cánh (đực): 225 – 250; (cái): 202 – 245; đụội (đực): 310 – 355; (cái): 215 – 255; giò: 75 – 80; mỏ: 23 – 30mn.

Phân bố

Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. đây là loài chim đặc sản của nước ta.

Tài liệu tham khảo

Chim Việt Nam hình thái và phân loại – Võ Qúi – tập 1 trang 240.

source https://agriviet.org/dong-vat-rung/ga-loi-van-g112/

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thức Ăn Cho Gà Lôi

Gà lôi vốn có thân xác lớn hơn gà ta gấp ba bốn lần nên thức ăn nuôi gà lôi cũng gấp nhiều lần hơn. Vì vậy, nếu có điều kiện để chăn thả sẽ đem lại mức lợi cao hơn, nhất là khu vực chăn thả lại có sẵn thức ăn dồi dào.

Nếu này ngào cũng phải bỏ một số tiền ra mua thức ăn xanh này để nuôi gà lôi, tính ra một năm con số đó cũng không phải là nhỏ! Nhưng rau cỏ lại là thứ dễ trồng, chỉ cần có đất còn công sức bỏ ra để tưới bón không nhiều, người già và trẻ con đều làm được.

Cần tận dụng hết đất đai trong sân vườn chăn thả gà để trồng các loại rau cỏ. Nếu đất đai chăn thả rộng, ta nên chia ra từng khu vực để trồng cỏ. Khi đàn gà ăn trụi hết khu vực cỏ trồng này, ta lùa chúng sang ăn tiếp khu vục khác, và lo chăm sóc tưới bón lại nơi đàn gà vừa “thu hoạch” xong để dành cho chúng ăn lần sau.

Nếu khu vực chăn thả hẹp, không đủ cỏ cho gà ăn thì nên tìm đất bên ngoài để trồng cỏ. Gà lôi có thể ăn được các giống cỏ hoà thảo có thân lá mềm như cỏ Xả, cỏ Ruzi, cỏ Andro hoặc các giống cỏ họ đậu.

Gà lôi cũng ăn được nhiều thứ cỏ mọc hoang, ở ngoài đồng, ngoài ruộng như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ gà, rau cải trời. Những cỏ mọc hoang này chỉ cần mất công thu cắt, có điều không phải hiện nay vùng nào cũng có nhiều vì đất đai nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp dần. Lại do nhiều nơi đang có xu hướng đô thị hoá nên không còn nhiều đất trồng nữa.

Ngoài cỏ ra, ta có thể trồng rau muống, vốn là thức ăn nuôi gà lôi chuyên dụng.

Chăn thả ngoài vườn, hễ gặp đám cỏ là cả đàn gà lôi kéo đến. Chúng dùng cái mỏ vừa mạnh, vừa bén rút tỉa những lá non của từng bụi cỏ lên ăn, nhưng khi cắt rau cỏ về nhà thì trước khi cho vào máng ăn của gà nên rửa sạch để trôi hết những tạp chất như đất cát và nhiều chất độc hại khác, như vậy khỏi hại đến sức khoẻ của gà.

Gà lôi mọi lứa tuổi, nhất là gà lôi con rất thích ăn con mối. Con mối cung cấp cho gà lôi nhiều chất đạm và chất béo rất cần cho sự sinh trưởng của gà lôi nên cho gà ăn nhiều mối rất tốt. Tại nước ta, nhiều vùng có rất nhiều ổ mối, nhất là các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ.

Khi gặp ổ mối, ta có thể lùa gà ra nơi đó rồi tìm cách làm cho mối động ổ mà chui ra từng đàn, từng đàn hằng hà sa số cho gà mặc sức mà ăn. Hoặc xắn ổ mối thành những tảng lớn, đem về nhà đập vỡ ra khiến mối không còn nơi trú ẩn mà chạy hết ra ngoài cho gà tha hồ nhặt ăn.

Nuôi trùn, nuôi dòi

Trùn đất và dòi là nguồn thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm chất dùng để nuôi các giống gia súc gia cầm, gà lôi cũng thích ăn.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc nuôi trùn, nuôi dòi đã được thực hiện từ hàng trăm năm nay, và đã tiến lên công nghiệp hoá, được coi là ngành nghề làm ăn phát đạt. Đây là mặt hàng xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật …

Từ xa xưa, ông cha ta cũng đã biết con trùn, con dòi là thức ăn khoái khẩu của các giống gia cầm nên các cụ cũng đã từng nuôi, nhưng nuôi theo phương pháp xưa cũ bằng cách ủ từng đống phân trâu bò hay phân rác để lâu ngày cho hoại mục, vừa dùng làm phân bón, vừa gạn trùn ra để nuôi gà vịt. Vẫn biết trùn gặp đống phân trâu bò thì sinh sôi nẩy nở rất nhanh, nhưng nuôi theo cách đó số trùn thu hoạch không được nhiều.

Ngày nay nông dân ta biết cách đào hố để nuôi dòi, cũng bằng vật liệu là rơm rạ với phân bò, để tạo thêm nguồn thức ăn bổ dưỡng đê nuôi gà vịt, trong đó có gà lôi.

Trùn, dòi, ngoài việc cho gà lôi ăn tươi, số dư ra có thể sấy khô rồi nghiền thành bột để dành cho ăn lâu ngày cũng tốt.

Tóm lại, nếu tạo được nguồn thức ăn tươi thì sẽ mang lại cho người chăn nuôi nhiều nguồn lợi. Trong chăn nuôi, chi phí về thức ăn còn lớn hơn gấp nhiều lần chi phí mua con giống. Ai sớm giải quyết được điều này thì coi như nhẹ được mối lo.

T.h

Giúp Gà Lôi Trả Thù Khỉ

Ngày xưa, khỉ và gà lôi rủ nhau cùng trồng lúa để lấy gạo ăn. Một hôm, phải sửa lại bờ ruộng, gà lôi bảo khỉ:

– Này anh khỉ, mọi người đang đắp bờ đấy. Chúng ta cùng đi làm đi.

– Anh biết đấy, chân tôi bị đau. Làm sao tôi có thể đi đắp bờ được?

– Vậy thì anh ở nhà giữ gìn cái chân cẩn thận. Tôi đi đắp bờ một mình cũng được.

Nói rồi gà lôi ra đồng đắp bờ ruộng.

Vài ngày sau thấy người ta cuốc đất ngoài đồng. Gà lôi chạy về bảo khỉ:

– Người ta đang cuốc đất ngoài đồng đấy. Chúng ta cũng đi cuốc đất đi.

– Hôm nay tôi đau đầu lắm. Tôi chẳng muốn làm gì cả – Khỉ nói.

Gà lôi thương khỉ, an ủi khỉ một hồi rồi ra đồng cuốc đất một mình.

Mấy ngày sau gà lôi lại giục khỉ:

– Người ta đang cấy lúa ngoài đồng đấy. Chúng ta phải đi cấy ngay thôi.

– Hôm nay tôi chua thể đi làm được. Đợi vài ngày nữa, đỡ mệt tôi sẽ đi – Khi nói.

Gà lôi tưởng thật làm khỉ yên lòng rồi vui vẻ đi cấy một mình.

Sau đó nó lại một mình tát nước, một mình làm cỏ.

Mùa hè qua nhanh, rồi mùa thu đến. Lúa đã chín. Đến lúc gặt gà lôi bảo khỉ:

– Anh khỉ ơi, người ta bắt đầu gặt lúa rồi đấy. Ta cũng đi gặt lúa của ta đi.

Khỉ than vãn:

– Tôi lưng đau ê ẩm, người mỏi rã rời, đầu thì nhức như búa bổ. Thậm chí tôi không thể đứng lên được nữa cơ.

– Thôi được rồi! – Gà lôi nói.

Chỉ nói thế rồi gà lôi ra đồng, một mình cặm cụi gặt hết lúa, một mình đập lúa và phơi thóc cho khô.

Lúa đã thu hoạch xong, khỉ nói với gà lôi:

Gà lôi đồng ý cùng khỉ đi xay gạo. Chúng đổ thóc vào cối xay. Cối kêu ù ù. Chẳng mấy chốc thóc đã thành gạo. Khỉ liền bảo gà lôi:

– Anh lấy nước để rửa cối đi.

– Tôi đi ngay đây.

Gà lôi xách xô xuống bếp lấy nước. Gà lôi vừa đi khỏi, khỉ bê vội cả cối gạo vừa xay được, chạy lên núi.

Bị khỉ lấy hết gạo, gà lôi hét:

– Trời ơi! Đồ tệ bạc!

Gà lôi đuổi theo khỉ, nhưng không tìm thấy khỉ đâu.

Khỉ là đứa tham ăn nhưng không cẩn thận. Vì thế khi nhảy qua một bụi rậm, khỉ đánh đổ hết gạo mà không biết. Nó vừa đi vừa hí hửng nghĩ: “Chắc gà lôi đang khóc lóc đây”, rồi tiếp tục đi lện đỉnh núi. Ngồi nghỉ, đỡ gạo trên vai xuống, khỉ mới biết là chả còn tí gạo nào.

Khỉ quay lại đường cũ. Nó đi chầm chậm để tìm gạo. Lát sau nó chợt thấy gà lôi trong một bụi rậm. Gà lôi đang gạt những cái lá và cỏ lẫn với gạo, nhặt gạo ăn một cách ngon lành. Khỉ đến hỏi gà lôi:

– Gà lôi, anh ở đây à? Làm thế nào mà anh lấy được gạo ăn?

– À, khỉ! Nếu anh nhặt được gạo ra khỏi lá và cành cây thì anh cũng có gạo mà ăn. Thơm ngon đáo để!

– Cho tôi một tí – Khỉ năn nỉ.

– Tôi đang phải nhặt lá và rác mới ăn được gạo đây.

– Tôi không cần biết anh đang làm gì. Hãy cho tôi một tí.

– Một tí cũng không được.

– Mày nhớ lấy! Tối nay mày sẽ biết tay tao – Khỉ đe.

Khỉ quay gót đi thẳng, tức đầy cổ.

Biết mình đã làm khỉ tức giận, gà lôi thấy lo. Về tới nhà gà lôi ngồi khóc thút thít. Một quả trứng lăn đến bên gà lôi, hỏi:

– Anh gà lôi, sao mà khóc?

– Tối nay khỉ sẽ đến trả thù tôi. Tôi lo lắm.

– Thật quá quắt! Anh không việc gì phải khóc. Tôi sẽ giúp anh.

Nhưng gà lôi vẫn khóc.

Cái then cửa bay đến cạnh gà lôi. Nó hỏi:

– Làm sao anh khóc?

– Chỉ vì tối nay khỉ đến trả thù tôi.

– Thôi, nín đi. Tôi sẽ giúp anh.

Nhưng gà lôi vẫn khóc.

Thấy vậy một con sâu đến trấn an gà lồi. Sau đó, một con rệp đắng, cái kim, cái máng cho ngựa ăn và phân ngựa đến, xin giúp gà lôi. Chúng bảo gà lôi đừng khóc nữa, chúng sẽ giúp.

Lúc đó gà lôi mới thôi khóc.

Trời bắt đầu tối. Cái then cửa chặn ngang lối đi. Quả trứng lăn vào trong lò sưởi. Cái kim nằm cạnh lò sưởi. Con sâu chui vào ấm nước. Con rệp đắng nằm trong chậu bột đậu muối. Phân nằm rải rác trên lối ra vườn. Cái máng cho ngựa ăn treo trên rui nhà. Tất cả đều sẵn sàng chờ khỉ đến.

Một lát sau, khỉ đến. Từ xa, nó đã hống hách gọi:

– Gà lôi, gà lôi! Tao đến trả thù mày đây. Mày có ở nhà không đấy?

Đến cửa nhà gà lôi, khỉ thấy trong nhà gà lôi im ắng và tối om. Nó quát:

– Gà lôi! Ra mở cửa! Tao đây, khỉ đây! Tao đến trừng trị mày đây!

Trong nhà vẫn lặng như tờ. Khỉ quát tiếp:

– Mày có mở cửa hay không? Nếu mày không mở, tao sẽ phá cửa!

Rồi khỉ đạp mạnh vào cửa nhà gà lôi. Vừa lúc đó cái then cửa đánh ngay vào đầu khỉ. Hoảng hốt, khỉ nói:

– Cái gì đánh vào đầu tao thế? Ôi, lạnh quá!

Khỉ đến lò sưởi để nhóm lửa. Đúng lúc nó thò mặt vào lò sưởi thì quả trứng nổ tung.

– Ái chà! Nóng quá! Nóng quá!

Khỉ kêu, nắm vội lấy đầu rồi ngã phệt cạnh lò sưởi. Cái kim liền xuyên ngay vào mông nó.

– Oi ! Nóng quá! Đau quá! Bột đậu muối là thuốc chữa bỏng!

Khỉ kêu lên như vậy rồi chạy đến chậu bột đậu muối. Định lấy một ít bột đậu muối xoa lên vết bỏng. Nhưng quên, khỉ lại cho vào mồm. Trong miếng bột đậu muối đó có con rệp đắng. Khỉ kêu ầm:

– Đắng quá! Đắng quá!

Khỉ vội cầm ấm nước lên tu. Con sâu trong ấm nước cắn đút ngay một miếng lưỡi khỉ. Khỉ kêu khóc khổ sở:

– Ô! Gà lôi ơi! Mày đã trả thù tao, chứ đâu phải tao trả thù mày.

Khỉ lê bước trốn khỏi nhà gà lôi. Nhưng, vừa bước đi vài bước, nó dẫm phải phân ngựa, trượt chân ngã bổ chửng. Cái máng ngựa lên tiếng:

– Lần này thì mày hết đời, hỡi con khỉ tham lam!

Nói rồi máng ngựa kéo hết cả rui mò rơi xuống đầu khỉ. Khỉ chết ngay. Cuộc trả thù cho gà lôi kết thúc.