Top 8 # Xem Nhiều Nhất Gà Nòi Không Lưỡi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Gà Không Lưỡi (Đoản Thiệt) Có Phải Linh Kê Không

GÀ KHÔNG LƯỠI LÀ GÌ

Gà không lưỡi còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như gà đoản thiệt, gà đoản lưỡi, gà lưỡi rùa,…. Gọi là gà không lưỡi nhưng thực chất là phần lưỡi của chúng bị ngắn và thụt sâu vào trong.

Trên thực tế gà đoản lưỡi không phải là một giống gà, trong hàng ngàn con mới xuất hiện 1 hoặc một vài con có “dị dạng” như thế này.

CÁCH NHẬN BIẾT GÀ KHÔNG LƯỠI TRONG THỰC TẾ

Để nhận biết gà không lưỡi hay gà đoản thiệt không khó, chỉ cần mở mỏ ra kiểm tra là biết ngay. Phần lưỡi ngắn và thụt sâu bên trong, khác hẳn với những con gà đá khác. Ngoài đặc điểm này, các sư kê còn có thể nhận biết chúng qua tiếng gáy.

Gà không có lưỡi vì phần lưỡi quá ngắn nên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tiếng gáy của chúng. Tiếng gáy không được thanh thoát và vang xa mà nghe như tiếng rít, như tiếng cá sấu kêu (một vài địa phương gọi gà đoản lưỡi là gà cá sấu). Thậm chí có nhiều con còn không gáy ra tiếng. Một đặc điểm nhận dạng nữa là miệng gà không lưỡi rất hôi.

Dựa vào 3 tiêu chí trên bạn có thể xác nhận những chú gà đá của bạn có phải gà không lưỡi hay không.

GÀ KHÔNG LƯỠI: LINH KÊ DỊ TƯỚNG HAY DỊ TẬT BẨM SINH

Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều anh em quan tâm nhất hiện nay. Theo các tài liệu xưa hay kinh kê gà chọi ghi chép lại thì gà không lưỡi thuộc hàng thần kê, linh kê. Nếu may mắn sở hữu chú gà đá này trong tay thì anh em có thể an tâm được rồi, chúng có thể đá “trăm trận trăm thắng”. Được xếp vào hàng linh kê, thần kê bởi chúng sở hữu những đặc điểm trong lối đánh một cách khác thường.

Cụ thể, gà không lưỡi sở hữu những lối đá phi thường. Với sức bền và sự hung hăng, chúng tung những cú đá với lực cực mạnh cũng như liên tiếp vào đối thủ, khiến đối phương không kịp trở tay và dần trở nên kiệt sức. Khi “con mồi” bắt đầu lơ là, chúng tung ra cú đá quyết định và giành chiến thắng.

Tiếng tăm của gà không lưỡi vang xa khắp ba miền và trên tất cả các đấu trường. Kê sư nào sở hữu chiến kê này cũng có nhiều cái bất lợi. Mang gà đi đá thắng mãi, người ta lại không dám bắt trận. Những trận chiến của chúng đều đã được kiểm nghiệm trong thực tế và cũng được Kinh kê gà chọi liệt kê là một trong những giống gà quý hiếm, do đó trong thực tế chúng được rất nhiều sư kê săn lùng, tìm mua.

Với câu hỏi “Gà không lưỡi: linh kê dị tướng hay dị tật bẩm sinh” chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của mình rồi, đúng không nào. Nhiều anh em nhầm lẫn giữa gà đoản lưỡi và gà bị cắt mất lưỡi. Do nhiều nơi đã cố ý cắt phần lưỡi nhỏ đi, lợi dụng danh tiếng của gà không lưỡi để bán giá cắt cổ. Do đó khi tìm mua giống gà này, sư kê phải có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết nhằm tránh mua phải hàng giả.

Cụ thể một vài tài liệu cho biết, gà không lưỡi có thể di truyền, nếu gà mẹ sở hữu “dị dạng” này thì thế hệ con đúc ra sẽ có tỷ lệ thừa hưởng cao hơn. Nhưng thường thì một bầy sẽ có khoảng 1 con hoặc không có con nào.

Tại Sao Không Ai Bán Gà Nòi Mái Gốc?

Nhiều người mất công nài nỉ xin không được mà mua với giá đắt gà mái giống cũng không xong, nên sinh ra oán trách những người có giống gà xuất sắc mà họ đã ngưỡng mộ. Chính những ông chủ gà cũng phàn nàn với chúng tôi như vậy, họ đâu hiểu rằng trong nghề nuôi gà nòi, ở trường hợp họ, nếu có gà nòi mái gốc nổi tiếng họ cũng cố giữ độc quyền như vậy mà thôi. Lý do rất dễ hiểu : họ sợ … đụng hàng !

Quí vị nên biết, mỗi giống mái tốt đều ra con có một lối đá riêng biệt mà thôi. Có mái “ăn tiền” ở tài đá mé, hay “hồi mã thương”, hoặc đá liên cước … Có mái có tài “khai vựa lúa” ngay từ om đầu tiên .v.v… Nói cách khác, mỗi gà mái sinh con có một số độc chiêu riêng, nhờ đó mà gà của nhà này đá với gà của nhà kia mới tăng thêm phần sôi nổi, gay cấn … và, cuối cùng mới tỏ rõ được ai tài hơn ai, ai hơn ai ở những đòn thế bí hiểm nào …

Do đó, nếu giống gà nòi mái gốc của mình không giữ độc quyền mà cứ bán rộng rãi ra bên ngoài thì có ngày sẽ gặp cảnh “anh em chung bầy” đá lộn với nhau chúng tôi như không thú vị gì cả !

Nhân việc này nhớ lại một câu chuyện : Khoảng năm 1965, thuở bấy giờ tại góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Lý Chính Thắng có một trường gà chỉ mở cửa vào ngày chủ nhật và ngày lễ. Một lão nông thả một con gà điều vào bồ để cáp độ với một con điều khác của một thanh niên ngụ tại Sài Gòn. Gà mới xáp trận chưa được nửa nhang thì ông lão thỉnh thoảng lại lắc đầu và thở dài thường thượt. Nhìn vào, thấy con gà của ông lão không có biểu hiện gì gọi là thua, vì nó vẫn ăn miếng trả miếng đích đáng, và có người bâng khoăn tự hỏi tại sao ông lão lại tỏ vẻ chán nản, không một chút hài lòng. Khi gần hết hiệp một, ông lão giao gà lại cho người cháu và ra ngoài tìm bàn kêu nước uống. Nhiều càng thấy làm lạ nên bước theo ngồi vào bàn gạ chuyện, thì được ổng lão cho biết là người ở Tân An, nghe nói ở Sài Gòn cổ trường gà nên ôm gà lên đá, nào ngờ lại gặp con gà đối thủ có đòn thế giống như gà mình. Và ông đoán quyết là hai con trống đang đá trong bồ kia là có gốc chung một gà nòi mẹ. Cuối cùng độ gà đó được xử huề. Ông lão mời anh thanh niên kia lại ngồi bàn uống nước và hỏi lai lịch con gà trống mà chàng thanh niên đang có đó mua của ai, và xuất xứ từ đâu. Anh thanh niên thật tình kể lại là có một người bà con ở Tân An, cạnh vườn một ông già tên … nuôi gà nòi nổi tiếng. Biết rằng có hỏi mua cũng không được, lại sẵn tánh mê gà nòi, nên anh ta rải lúa dụ gà qua vườn nhà bà con bắt trộm một con gà trống bằng nắm tay đem về Sài Gòn nuôi cho đến lớn, và mới ăn được một độ … ông lão ôm con gà lên khen đẹp, và khi anh thanh niên ôm gà ra về thì ông mới quay sang mọi người với nụ cười sáng rỡ : “Tôi đoán đâu có lầm, đó là gà gốc mái nổ của tôi! may mà cậu ta chỉ bắt được con trống!

Ai cũng biết sự hấp dẫn của việc đá gà nài, dù đòn hay cựa, ăn thua vào giờ chót chỉ là việc phụ, mà thu hút nhất, gây say mê đến cuồng nhiệt nhất là cách ra đòn, thế của mỗi con gà ra sao. Gặp con ngu đần, chậm chạp thì người xem chửi rủa không tiếc lời; con nào khôn ngoan biết né, biết tránh, biết cách trả đòn một cách thông minh được thiên hạ nhiệt liệt hoan nghênh. Đó là cách thượng đài của hai võ sỹ của hai lò, hai thầy khác nhau, còn nếu gà chung một nòi, có cách đá như nhau thì coi chúng đá có hứng thú gì ! Chính vì lẽ đó nên những sư kê chân chính đành mang tiếng .. xấu bụng với mọi người chứ khổng chịu nhường gà nòi mái gốc mình cho người khác. Trừ trường hợp người đó là đệ tử ruột ở cách xa mình cả trăm cây số…

Ổng Chín Cầu lúc đó chỉ đi chiếc Mobylette xanh cũ kỹ, thấy chiếc SUIZUKI mới cũng thèm, nhưng dứt khoát không chịu đổi gà mái nòi, dù đó chỉ là con mái nhỏ nhỉnh hơn nắm tay.

Người kia năn nỉ mãi không được bèn ra mặt hờn dỗi:

Nếu ông không chịu đổi thì một là tôi ở lì đây cho đến khi nào ông đổi ý mới thôi, hai là tôi sẽ tìm cách bắttrộm cho bằng được!

Ổng Chín Cầu vừa cười vừa trả lời :

Nhà tôi thóc gạo không thiếu, mỗi ngày 100 con gà nòi ăn hết một giạ lúa tôi còn lo được. Nay ông bạn ở lại chơi một vài tuần tôi cũng đủ sức lo. Còn muốn bắt trộm thì cứ tự nhiên, nhưng hãy coi chừng cái “ná” tôi treo trên vách đó !

Lúc đang ngồi tại phòng khách trả lời câu nói đó, ông Chín cầu dùng hai bàn chân của mình kẹp chặt một con gà mái rồi nhấc lên bảo vợ con ở nhà dưới đem gà xuống làm thịt đãi khách …

Bữa cháo gà nòi mái đá tôi và người khách kia ăn không ngon lành gì vì … quá tiếc con gà quí! Nhưng sau đó nghe chủ nhân giải thích lý do tại sao không bán gà mái ra ngoài, thì lúc đó người khách kia mới hiểu ra cớ sự và vui vẻ ra về.

Còn tôi, mãi đến năm 1971 khi được nhận làm con nuôi, ông Chín Cầu (nay đã quá cố) mới giao mái gốc cho nuôi.

Xin kể hầu quí vị nghe những câu chuyện phiếm đó, mục đích cũng để giúp quí vị hiểu thêm rằng : con gà mái gốc đối với người nuôi gà chuyên nghiệp rất quí đối với họ, cho nên họ mới không bán cho ai, dù được trả với giá thật cao !

Cũng nhờ vào những người biết bảo tồn nòi gà theo cách đó mà ngày nay ta mới có những con gà nòi rặc giống và có tài nghề xuất sắc mà nuôi. Những nghệ nhân nuôi gà nòi chuyên nghiệp này, hiện nay cả ba miền Nam Trung Bác đều có (nếu chúng tôi đoán không lầm, nhiều nhất là miền Trung) nhưng số lượng phải nói là càng ngày càng ít hơn. Lý do tại sao ? Xin thưa, phần lớn là do hoàn cảnh sống …

Cách Xem Ngực Và Lưỡi Của Gà Chọi Như Thế Nào?

Một chiến kê tốt không chỉ dựa vào sức khỏe dẻo dai mà còn phải dựa vào một số bộ phận như ngực và lưỡi. Vậy cách xem ngực và lưỡi gà chọi như thế nào?

Ngực gà chọi xem như thế nào?

Ngực gà có hai hình dáng khác nhau nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Có loại bằng lỳ dáng dựng đứng, còn loại kia hơi cong xuôi vào bụng. Để chọn cho mình một chiến kê tốt thì mọi người nên chọn gà có ngực dựng đứng vì như thế khi thi đấu sẽ dễ giành phần thắng hơn đối thủ.

Cách nuôi gà chọi không hề đơn giản mà ngay từ lúc nhỏ mọi người nên chú ý tới màu lông tại ngực nếu có màu ó thì nên chọn con đó. Còn ngực mang theo bầu diều ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, thì gà có “quý tướng”.

Bên cạnh đó, lúc gà chọi đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái, có mưu lược chiến thuật.

Bí kíp chọn lưỡi gà chọi

Người nuôi gà chọi không chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng mà lưỡi gà chọi cũng rất quan trọng. Nếu gặp gà không có lưỡi thì đó ắt hẳn là thần kê và được ví như “thần thánh”.

Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng nhưng mọi người nên nhớ rằng không lưỡi nhưng thật ra lưỡi có nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.

Gà chọi có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý và thường được gọi là “linh kê”. Đầu lưỡi được chẻ làm đôi nên cũng là loại gà hay lắm. Còn riêng, đầu lưỡi gà như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn thì loại gà chọi này được xem là hiếm và quý.

Hắc thiệt: gà lưỡi đen, được gọi là “linh kê”.

Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, được gọi là “thần kê”.

Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.

Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.

Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.

Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.

Chọn gà chọi dựa vào tướng đi đứng

Ngoài cách xem ngực và lưỡi của gà chọi, các sư kê có thể dựa vào tướng đi đứng ở gà chọi. Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con đi mỗi kiểu khác nhau: con thì đi hai chân khít nhau, con thì đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ…Vậy làm thế nào để chọn gà chọi nhờ tướng đi?

Tướng đi “Chấm muối quăng ra”:

Khi gà chọi đi, chân bước vào, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra. Gà chọi có kiểu đi này là “quý tướng”, ngón càng túm nhiều càng hay, rất tốt.

Khi bắt một con gà vào một cái lồng, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà có kiểu đi “bán nguyệt”, hai chân bước chéo qua chéo lại.

Tướng đi “Đứng đòn cân”:

Lúc gà đi, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Loại gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là “xuất chúng”.

Con gà khi đi có vẻ xông xáo, lấc xấc, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa.

Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng thật ra nó có một bản tính cố định và thuộc dòng dõi “văn tướng”.

Bước đi từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm.

Tướng đi “Đứng giọt mưa”:

Gà chọi có vai cao, ngực ưỡn ra, cổ thẳng băng và dựng cao, đuôi xuôi xuống, đứng như thế, trông rất đẹp mắt, “gà giọt mưa” mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ.

Nguồn: chúng tôi

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Nòi Nhanh Lớn Không Thể Bỏ Qua

by Hề Duyên on July 2, 2019

Kinh nghiệm nuôi gà nòi muốn có kết quả tốt thì cần phải chú ý ngay từ bước chọn con giống. Lúc chọn gà con phải mua, chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và bố mẹ không có bị bệnh. Nên chọn những con tinh anh, có màu vàng bông, mỏ khép kín, chân bóng và bụng thon.

Tuyệt đối không chọn những gà con bụng phệ, mắt lờ đờ hay mỏ gục xuống. Vì đây là dấu hiệu của gà bệnh. Nếu chọn không kĩ rất dễ lây bệnh sang cho cả đàn.

Chuồng nuôi cũng là một trong những trọng điểm không thể bỏ qua. Lúc xây dựng chuồng nuôi phải chọn những khu đấy cao ráo, thoáng mát. Nên làm chuồng theo hướng Đông Nam hoặc chếch Đông. Sàn chuồng có thể làm bằng xi măng hoặc tre, nứa.

Phần sàn cho gà nên rải thêm một lớp trấu hoặc cát để dễ vệ sinh chuồng nuôi cho gà.

Để gà có thể phát triển tốt nhất thì việc lựa chọn thức ăn cho chúng cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm nuôi gà nòi là chọn thức ăn cho chúng theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:

– Gà con: Ở giai đoạn này, gà con ăn khá ít và khả năng tiêu hóa chưa cao. Vì thế, nên chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng. Đa phần bà con đều cho gà ăn cám dành cho gà con ở giai đoạn này.

– Gà giò: Gà ở giai đoạn này lớn hơn, lương thức ăn cũng sẽ phải tăng lên. Bên cạnh việc cho ăn cám, nên cho chúng ăn bổ sung thóc, gạo, ngũ cốc hay các loại côn trùng: giun đất, cào cào…

– Gà trưởng thành: Tăng khẩu phần ăn, cho ăn ngô, lúa, rau muống, rau lang…

Kinh nghiệm nuôi gà nòi sao cho hiệu quả không thể thiếu việc tiến hành các bệnh pháp phòng bệnh.

Kể từ khi gà đang ở giai đoạn úm, bắt đầu cho ăn thì cần phải bổ sung các loại vắc xin để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh. Ở các giai đoạn tiếp theo cũng phải theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có cách chữa trị kịp thời. Một số bệnh thường gặp mà bà con cần phải chú ý:

– Bệnh Newcatstle: Gà sẽ có các dấu hiệu như bỏ ăn, diều phình to, đầu gà gục sang một bên, đi ỉa có máu, chân bị liệt, đầu mỏ gục xuống.

– Bệnh gumboro: gà sẽ có biểu hiện như lông xù, mắt mờ, dáng đi run rẩy, phân có màu trắng loãng.

– Bệnh đậu gà: Gà tự nhiên khó thở, thở khò khè từng cơn, mào tím ngắt. Bệnh này gà chết sau vài giờ…

– Cúm gia cầm: gà sẽ có dấu hiệu sốt cao, lông xù, chảy nước mắt, đầu bị phù và mắt, nước dãi, mào và yếm tím tái…

Nếu như thấy gà có dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng mua thuốc, tiêm trừ bệnh cho cả đàn. Nhanh chóng tách những con gà không khỏe ra khỏi đàn và tiêm thuốc để giải trừ bệnh.