Top 4 # Xem Nhiều Nhất Gà Vịt Sống Đa Kao Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Tiệm Gà, Vịt Sống Baladi Poultry

Cung cấp thịt gà vịt tươi mới mỗi ngày

Bài và hình: Thái Lâm

Gà, vịt, chim cút, bồ câu, thỏ là những món ăn hấp dẫn, dồi dào chất đạm, ít cholesterol hơn thịt đỏ, phù hợp với chế độ dinh dưỡng mới hiện nay. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, thịt gà, vịt, chim cút ít mỡ, dễ hấp thu, không gây tác hại lên thành mạch máu, không hại tim mạch… Nhờ những ưu điểm đó mà thịt gà, vịt, chim cút mặc nhiên trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, vừa làm thành những thực phẩm ngon, đặc sắc trong các bữa ăn hằng ngày.

Mọi bà nội trợ đều biết món ăn ngon phụ thuộc rất lớn vào độ tươi của nguyên liệu. Món ăn sẽ thơm ngon hơn rất nhiều khi được làm từ thịt tươi, giết mổ trong ngày. Nhờ tươi mới, không qua bảo quản lạnh, nên thịt gà, vịt, chim cút, bồ câu, thỏ vẫn còn giữ được độ ngọt đặc trưng của thịt từng loại,… Hơn nữa, thịt tươi thường ít bị nhiễm khuẩn hơn thịt đông lạnh, nên tương đối an toàn hơn cho sức khỏe của người dùng trong thời gian dài.

Trong xã hội phát triển như ở Mỹ, để tiện cho người phụ nữ vừa chăm sóc gia đình, vừa phải đi làm, các siêu thị thường cung cấp thịt gà, vịt, chim cút dưới dạng đông lạnh. Lợi điểm của thịt đông lạnh là dễ mua, dễ bảo quản, nhưng vướng một bất lợi là không phải lúc nào cũng an toàn và tươi ngon. Chưa kể người nội trợ còn phải mất nhiều thời gian làm tan đá, mất thời gian để tẩm ướp thật kỹ để bù lại cho sự thiếu tươi mới của chúng. Sau khi chế biến, thịt đông lạnh bao giờ cũng mất đi mùi vị thơm ngọt đặc trưng.

May mắn cho người tiêu dùng ở California là được sống ở vùng khí hậu ấm áp, nơi có những trại nuôi gà, vịt nuôi theo cách hữu cơ (organic), hoàn toàn tự nhiên, hợp vệ sinh, hợp dinh dưỡng. May mắn cho người sống ở Little Saigon là có thể mua thịt gà, vịt, chim cút tươi, giết mổ trong ngày theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh của tiểu bang California. Bất kỳ lúc nào trong tuần, quý vị chỉ cần lái xe đến tiệm gà vịt sống Baladi Poultry, tọa lạc ngay trên đường Bolsa, giữa đoạn đường Beach và Newland, là có thể mua bất kỳ loại thịt gà, vịt, chim cút nào mình thích, để chế biến một bữa ăn ngon lành cho gia đình và bằng hữu.

Tiệm gà, vịt sống Baladi Poultry nhập gà vịt mới nuôi tại các nông trại của California mỗi ngày. Thịt bảo đảm nuôi theo theo cách tự nhiên, hợp vệ sinh, được giết mổ mỗi ngày. Ngoài thịt gà, vịt, Baladi Poultry còn cung cấp thịt bồ câu, chim cút, thỏ, v.v… Mỗi ngày tiệm chỉ giết mổ số lượng cố định để bảo đảm bán hết trong ngày, không bán thịt tồn của ngày hôm trước. Rất tiện lợi và bảo đảm hợp vệ sinh.

Tiệm Gà Vịt Sống Baladi Poultry8261 Bolsa Ave. Midway City, CA 92655Tel: 714-894-7796Fax: 7114-894-2785Mở cửa 7 ngày, từ 8 giờ sáng đến 7 giờ chiều

Sẽ Cấm Bán Gà Vịt Sống Tại Chợ?

Khó “bẻ ngoặt” thói quen

Trong dự thảo, đáng chú ý nhất là yêu cầu không bày bán gia súc, gia cầm sống chưa giết mổ tại chợ; không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ. Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho biết đây là quy định được “xới” lại, bởi 10 năm trước, quy định cấm giết mổ gia cầm trong chợ nội thành Hà Nội từng được đưa ra và đã gặp thất bại. Ông đánh giá đây là ý tưởng hay, nhằm đưa chợ truyền thống đi vào khuôn khổ, đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn. Tuy nhiên, hiện nay, 80 – 90% người tiêu dùng có thói quen dùng hàng tươi sống, tay sờ thịt còn nóng ấm, mềm mới mua. “Nhiều sản phẩm gà vịt đông lạnh, hút chân không đưa vào siêu thị tiêu thụ nhưng vẫn không được ưa chuộng bằng gà vịt tươi sống, đến tay người tiêu dùng chỉ vài tiếng sau khi giết mổ”, ông nói.

Xu hướng là đúng nhưng ở VN hiện nay chưa phù hợp để thực hiện nên cũng khó khả thi. Chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, chẳng hạn phát triển hệ thống kinh doanh hiện đại, sẵn sàng có đủ các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dân

Đó là thực tế. Một người nội trợ tên Mai Thu (ngụ Q.7, chúng tôi cho biết cách đây khoảng một năm, siêu thị gần nhà chị đẩy mạnh bán thịt gà đông lạnh, vỉ lẻ từng sản phẩm đùi, cánh, ức nhìn ngon lành, sạch sẽ với giá rất rẻ. Chị thích thú mua về trong khoảng vài lần rồi bỏ hẳn. “Sau khi kho, thịt cứ bở ra từng lớp, không săn chắc như gà tươi mua ở chợ”, chị nói.

Bên cạnh đó, theo ông Phú, lò mổ công nghiệp hiện gánh nhiều chi phí, như phí sát sinh, phí giết mổ, phí khấu hao, thuế VAT… nên chi phí giết mổ cao hơn đến 20% so với giết mổ ngoài chợ, khiến gà vịt từ lò mổ đắt đỏ hơn gà vịt từ chợ. Vì chi phí cao hơn, nên nhiều lò mổ công nghiệp tại Hà Nội chỉ đạt công suất 10%. “Một quả trứng gánh 14 loại phí, một con heo gánh 52 loại phí, lại thêm chi phí giết mổ cao thì ai mặn mà? Hơn nữa, việc cấm bán gia cầm sống, cấm giết mổ gia cầm tại chợ có thể thổi bùng giá cả, cũng như khó kiểm soát hoàn toàn được chất lượng thực phẩm”, ông phân tích.

Ông Phú cho rằng quy định cấm giết mổ, cấm bày bán gia cầm sống tại chợ nếu áp dụng ngay sẽ làm thay đổi, ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống hằng ngày của người tiêu dùng. “Uốn cần câu phải uốn từ từ, không nên “bẻ ngoặt” thói quen tiêu dùng của đa số. Quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng có xử lý, xử phạt được đâu?”, ông nói.

TS Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết dự thảo Tiêu chuẩn VN đã được đề cập tại hội thảo gần đây. Trong đó, nhiều ý kiến trao đổi rằng nên có bước đệm dần dần, chứ khó có thể “ngủ đêm thức dậy” là đổi thay ngay được. Nhận xét quy định trên nếu áp dụng trong bối cảnh hiện nay là “không tưởng”, ông Vũ Vinh Phú phân tích hầu hết các chợ hiện nay đều trong điều kiện nhếch nhác, nhà vệ sinh xuống cấp, bãi rác không có, cấp thoát nước còn khiến người đi chợ phải xắn quần lội nước. Vì vậy, nên bắt đầu thí điểm, làm từng bước, áp dụng từ các chợ đầu mối, chợ nội thành tại các thành phố lớn trước và từ từ nhân rộng. Tránh trường hợp áp dụng quy định theo kiểu cấm đoán, đốt cháy giai đoạn. Cần có chính sách cởi mở hơn, cơ quan quản lý nên tìm giải pháp đưa các lò mổ công nghiệp tăng công suất hoạt động, bằng cách miễn giảm chi phí, giảm thuế VAT…

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết nhiều nước vẫn tổ chức những khu chợ kinh doanh buôn bán gia cầm, gia súc sống riêng biệt. Khi đó, người mua có nhu cầu sẽ mua đưa về nhà để nuôi hoặc có nhu cầu sử dụng thì đưa ra các khu vực giết mổ tập trung. Còn thực tế của VN là vừa bày bán gà, vịt sống vừa giết mổ tại cùng một chỗ thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, quy định cấm bày bán gia cầm, gia súc sống và cấm giết mổ tại chợ là phù hợp với đời sống văn minh hiện đại.

Tuy nhiên, theo ông Long để có thể thực hiện được thì việc quy hoạch và quy định tách thành hai khu vực riêng biệt gồm khu bán gà vịt sống và khu giết mổ. Đồng thời sẽ xử phạt nặng những ai vi phạm khi có giết mổ ngay tại nơi bán gà vịt sống. Tương tự, các quy định yêu cầu về giấy khám sức khỏe đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ cũng là cần thiết nhưng đừng biến thành các rào cản kinh doanh cho người dân.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Ngãi, Trường ĐH Nông Lâm chúng tôi nhận định xu hướng cấm bán gia cầm sống tại chợ là tất yếu. Chẳng hạn, ở nhiều nước phát triển, muốn ăn gà vịt thì chỉ có một con đường duy nhất là đi vào siêu thị mua sản phẩm đã chế biến sẵn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của VN thì chưa thể thực hiện được quy định này. Bởi hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của VN chưa phát triển đủ rộng để thay thế hoàn toàn kênh mua sắm truyền thống. Đó là chưa kể, nếu con gà sống có thể bị lây dịch bệnh gia cầm thì khi đã được làm thịt sẵn sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ, nếu làm thịt sẵn, khi tiêu thụ không hết, nhiều người bán tẩm ướp hóa chất để bảo quản cho ngày hôm sau, gây nguy hiểm hơn cho người tiêu dùng.

TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh: “Xu hướng là đúng nhưng ở VN hiện nay chưa phù hợp để thực hiện nên cũng khó khả thi. Chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, chẳng hạn phát triển hệ thống kinh doanh hiện đại, sẵn sàng có đủ các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dân. Đồng thời bản thân người tiêu dùng và thị trường sẽ dần dần thay đổi thói quen, nên tiêu thụ gà vịt sống cũng sẽ hạn chế hơn nhiều. Từ đó, hoạt động buôn bán gà vịt sống như hiện nay cũng sẽ thu hẹp và khi đó có thể tiến đến việc cấm hoàn toàn”.

TD (theo thanh niên)

Kỹ Thuật Nuôi Chim Đa Đa (Gà Gô)

     

Chim đa đa (gà gô) là loài chim thuộc họ Trĩ. Phân bố chủ yếu ở Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Philippin, Thái Lan. Môi trường sống tự nhiên của Chim đa đa là các khu rừng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới; hoặc nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm thấp nên cũng rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Do đó từ lâu, kỹ thuật nuôi chim đa đa đã được rất nhiều người chuộng bởi chúng là loài vật quý hiếm rất thân thiết với con người.

1.Cách phân biệt chim đa đa trống và mái:

       Con trống có lông xung quanh cổ, ngực có nền màu đen thẫm, nổi bật trên nền đen là những hạt cườm màu trắng hình bầu dục, con mái màu nền nâu có những vết trắng mờ.

2.Cách chọn chim đa đa chuẩn nhất:

     Để nuôi chim đa đa hót thành công nhất và đảm bảo các yêu cầu của người nuôi thì nên chọn con đực có thân dài, đầu nhỏ, thuôn , hai cánh xệ, đuôi nhỏ hơi cụp, nền lông cổ và ngực đen thẫm, các chấm hạt cườm có hình bầu dục càng nhiều càng tốt, chân màu vàng thẫm, cựa dài khoảng 0,4cm trở lên.

3.Lồng nuôi chim đa đa:

      Là giống chim hoang dã nên chúng rất nhút nhát khi được nuôi tại nhà. Vì vậy, để tạo không gian gần gũi với thiên nhiên cho chim đa đa cần thiết kế chuồng kín trong những ngày đầu và tạo cây xanh xung quanh. Lồng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát khi chim đã quen dần với điều kiện nuôi.

      Kỹ thuật nuôi chim đa đa hiệu quả nhất và nhanh thuần nhất, bạn nên nuôi khi chúng còn nhỏ. Lúc này chúng vẫn chưa tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, còn non nên chúng rất nhát. Do đó, bạn không nên cho chim ở nơi đông người cần nhốt thời gian ngắn để chim từ từ quen với bạn và những điều kiện mới. Khi chim đã lớn hơn, đẻ chim dạn người hơn, bạn nên thường xuyên cho chim đa đa ra phơi nắng và tiếp xúc với những người xung quanh. Mỗi khi tiếp xúc nên gần gũi và dạy cách chim giao tiếp với con người. Đây cũng là cách để chim biết hót nhanh hơn.

Lưu ý, khi thuần dưỡng chim đa đa không được nóng vội, nhất là muốn chim rạn nhanh, hót nhanh sẽ gây phản tác dụng. Nếu bị ép quá chim sẽ đập đầu vào thành lồng, dần dần sẽ yếu và chết.

4.Dinh dưỡng cho chim đa đa:

      Do chim rất nhát nên mấy hôm đầu bạn nên chú ý cho chim ăn cám gà, cóng thóc, một cóng nước và vãi một ít mồi như cào cào, dế, sâu quy,… thỉnh thoảng kiểm tra xem chim có ăn không, nếu chúng ăn hết thì tốt, nếu không hãy dọn sạch thức ăn thừa.

      Khi chim sắp gáy, bạn cần cho ăn tăng cường nhiều đam càng tốt như sâu, dế,… Phải sang năm thứ 2 chim mới thật sự quen người và mới gáy nhiều.

5.Phòng bệnh cho chim đa đa:

      Nuôi chim đa đa cũng thường mắc bệnh như gà là: ỉa chảy, cúm, viêm phổi,… Nếu thấy chim mệt mỏi không chịu hót nữa cần quan sát và để ý kịp thời xử lý bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn. Cũng cần phải tiêm phòng dịch bệnh thường niên, tránh trường hợp lây bệnh chim đa đa sẽ dễ dàng chết.

Nuôi Gà Tây Ở Đa Lộc

Xã Đa Lộc (Ân Thi) là địa phương có nghề nuôi gà tây từ trước những năm 1945, từ đó đến nay, nghề chăn nuôi gà tây vẫn được người dân địa phương duy trì. Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia. Người nuôi đã tiếp cận được một số tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới, nhiều giống gà tây mới năng suất, chất lượng cao đã được nhà nông đưa vào sản xuất, các hộ gia đình không chỉ thuần nuôi gà tây thương phẩm mà còn phát triển nuôi gà sinh sản, đầu tư mua máy ấp nở trứng gia cầm cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

Ông Trần Duy Cải, chủ nhiệm HTX dịch vụ Nông nghiệp xã cho biết: Năm 2010 vừa qua, tổng lượng đàn gà tây toàn xã đạt trên 10 nghìn con các loại, trong đó có hơn 600 con là gà bố mẹ sinh sản, nuôi tập trung nuôi chủ yếu ở 2 thôn Bình Nguyên và Trắc Điền, giá trị sản lượng ước trên 6 tỷ đồng. Năm 2011 này dự kiến địa phương sẽ đưa ra thị trường hơn 50 nghìn con gà tây giống chất lượng tốt và 50 -70 tấn gà tây thương phẩm.

Đáng chú ý mặc dù là vùng chuyên nuôi gà tây lâu năm, nhưng địa phương chưa năm nào để xảy ra dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh lớn khác, công tác tiêm phòng, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi an toàn bền vững luôn được địa phương quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, người chăn nuôi có ý thức tuân thủ chặt chẽ qui trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, nên các sản phẩm chăn nuôi xuất ra từ đây có thể coi là an toàn dịch bệnh và vệ sinh thú y.

Anh Đoàn Văn Hợi (thôn Bình Nguyên) là chủ trang trại chuyên chăn nuôi gà tây từ hơn 20 năm nay. Gia đình anh thường xuyên nuôi hơn 300 gà bố mẹ và hàng nghìn con gà tây lấy thịt khác, mỗi năm sau khi trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn lãi thuần 200 – 250 triệu đồng. Toàn bộ gà hậu bị, gà bố mẹ đều được anh tiêm vắc xin phòng đủ các bệnh cơ bản: H5N1, tả, sưng gan… trước khi cung ứng ra thị trường. Theo anh Hợi, gà tây là giống gia cầm khoẻ, thể trọng lớn, dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh, thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái, có thể nuôi theo nhiều hình thức: Chăn thả, nuôi công nghiệp (cho ăn toàn bộ bằng thức ăn công nghiệp) và nuôi bán công nghiệp (cho ăn công nghiệp kết hợp các chất hữu cơ: rau, bèo, cám, cỏ), mỗi cách nuôi có ưu điểm, nhược điểm riêng, nhưng trung bình hiệu suất đầu tư đạt 40 – 70% tuỳ từng cách nuôi. Nghề nuôi gà tây của gia đình anh đã qua 3 đời, hiện thế hệ thứ 4, con gái lớn của anh tiếp tục đầu tư, học kinh nghiệm từ ông, cha, các cụ để phát triển chăn nuôi gà tây.

Anh Nguyễn Văn Mỹ, thôn Trắc Điền, người nuôi gà tây từ những năm 1966 – 1967 đến nay cho biết: Nuôi gà tây theo lối bán công nghiệp là hiệu quả nhất, vì các loại phụ phẩm hữu cơ: cỏ, lá rau đặc biệt là bèo tây trên đồng ruộng rất sẵn, với định lượng khẩu phần ăn 30% bèo tây thái nhỏ và 70% thức ăn công nghiệp, có thể bảo đảm sau 6 tháng từ 1 con gà tây mới ấp nở có thể tăng trọng lên 14 – 15kg, trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn có giá trị tương đương gần 50kg gạo bắc thơm 7 tại thời điểm, đủ lương thực cho cả gia đình 4 người ăn trong suốt tháng.

Xã Đa Lộc là địa phương vùng sâu vùng xa của huyện Ân Thi, không có lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Để bảo đảm đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì trọng tâm phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, chất lượng, hiệu quả cao và khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính là hướng đi hoàn toàn đúng của đảng bộ và chính quyền sở tại. Trong đó cần ưu tiên đầu tư, mở rộng gia tăng nhanh đàn gà tây giống bố mẹ và gà thịt nuôi thương phẩm, vì gà tây khá dễ nuôi so với các loại gia cầm khác, hiệu quả chăn nuôi cao, tiềm năng thị trường còn rất lớn, hầu hết người dân giàu kinh nghiệm, có truyền thống chăn nuôi gà tây. Để đạt được các mục tiêu này, địa phương cần bằng nhiều giải pháp đồng bộ: Tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá chất lượng sản phẩm, con giống; hỗ trợ xây dựng mô hình, trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới chăn nuôi an toàn, sinh học theo tiêu chuẩn VietGap, ưu đãi vốn vay tín dụng cho các chủ trang trại chăn nuôi lớn…

Từ hiệu quả chăn nuôi gà tây ở Đa Lộc và tiềm năng thị trường sản phẩm, có thể nhân rộng mô hình sản xuất ra toàn tỉnh, tận dụng thu vớt các loại bèo tây trên các trục thủy nông cho phát triển chăn nuôi gà tây rất hiệu quả vừa tăng thu nhập trong chăn nuôi vừa giảm chi phí đầu tư thu vớt rau bèo khơi thông dòng chảy