Rất nổi tiếng bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại. Một trại gà 1.000 con có thể đưa lợi nhuận mỗi đến hơn 700 triệu đồng. Đặc điểm nổi bật nhất của nó là đôi chân to, thô và xấu xí. Con trưởng thành có thể nặng tới 4,5kg và hiện nay nó thuộc vào danh sách gia cầm quý hiếm của Việt Nam và đang được bảo vệ nguồn gen.
Gà Đông Tảo thuộc giống gà to con với thân hình to, màu da đỏ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai màu cơ bản gồm màu tím pha đen và màu của trái mận. Gà trống có cặp chân sù sì, cặp chân của nó to và bao quanh ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không ngay hàng, phần còn lại là bề mặt da khá giống với trái dâu tằm, bàn chân dày và bốn ngón chân xòe ra rõ nét, cân đối nên nó có bước đi khá vững chắc. Mào gà trống ngắn và co lại có màu đỏ tía, dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn.
Gà mái thì gồm có 3 màu cơ bản gồm: màu vàng nhạt, màu đất thó hay màu lá chuối khô và màu trắng sữa. Lông ở phần cổ và cánh gà thường có trộn lẫn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa như con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với của gà trống. Da của nó cũng có màu đỏ. Và nó cũng đẻ trứng ít hơn gà thường do có bàn chân to nên việc ấp trứng cũng vụng về hơn.
Gà con khi mới nở sẽ có lông trắng đục. Khối lượng khi chúng mới nở khoảng 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành thì con trống nặng 4,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg. Thịt gà ngon, ngọt. Từ xa xưa thì nó thường được dùng để cống tiến cho vua chúa.
Hiện nay gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương pháp. Trong đó phải kể đến là chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi” do Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Từ đó mà gà Đông Tảo đã được nhân ra hàng chục nghìn con mỗi một năm và cung cấp cho một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh,… để kế hợp với gà địa phương để tạo ra gà có giá trị kinh tế cao.
Gà từ 1-2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này thì gà còn rất nhỏ và hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, vậy nên đây là lúc gà cần nhiều tinh bột nhất để phát triển cơ thể. Vì vậy nên chọn nguồn thức ăn giàu tinh bột, dễ sơ chế đẻ cho gà ăn. Những loại thức ăn như gạo tấm, cám trộn với cơm, bắp nghiền hoặc lúa xay nhỏ,…sẽ cung cấp đủ khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết cho gà. Mỗi ngày chỉ nên cho gà ăn trung bình 20 – 40gr thức ăn. Mỗi ngày lại thay thức ăn cho gà một lần. Ngoài ra cần phải đảm bảo là đủ nước uống cho gà. Trong nước còn cần pha thêm đường và vitamin.
Gà từ 2-6 tháng
Ở giai đoạn này gà sẽ phát triển rất mạnh về hệ xương, lông, các bắp cơ của cơ thể và đặc biệt là đôi chân nên cần rất nhiều dưỡng chất, canxi và chất xơ để phát triển hệ xương. Ở giai đoạn này có thể cho gà ăn thân cây chuối xắt nhỏ và băm trộn cùng với thóc, bột ngô hoặc thân cây bèo tây băm nhỏ trộn với thóc nguyên hạt. Bên cạnh đó thì ở giai đoạn này cũng nên cho gà ăn các loại cám, bột của công nghiệp để giúp gà tăng cân nhanh và phát triển đều. Lưu ý là ở giai đoạn này gà ăn rất khỏe, mỗi con trung bình một ngày cần 50-55gr thức ăn. Nên kiểm tra vào hai lần sáng và chiều, nếu hết thì lại bổ sung.
Gà từ 6-10 tháng
Ở giai đoạn này thì còn cần dựa vào mục đích chăn nuôi của mình để lựa chọn thức ăn phù hợp.
Đối với mục đích nuôi lấy thịt thì cần tăng cường tinh bột và bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau để thịt gà săn, chắc. Có thể ngâm thóc hoặc ngô trong nước để hạt nở ra, mềm hơn rồi cho gà ăn, như vậy sẽ giúp gà dễ tiêu hóa hơn.
Đối với gà nuôi đẻ trứng thi cần tăng cường các thức ăn giàu chất xơ, canxi và đặc biệt là rau mầm (giá đỗ) để thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển. Ngoài ra nên ủ sâu canxi cho gà ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên để giúp gà đẻ trứng có chất lượng cao hơn.
Gà trên 10 tháng
Ở giai đoạn này thì gà đã hoàn toàn phát triển nên việc chăm nuôi sẽ không còn khso khắn như trước. Có thể cho chúng ăn các loại thức ăn đa dạng khác nhau như gạo, cám, thóc, …