Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kinh Nghiệm Nuôi Gà Lai Đông Tảo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đông Tảo A

by Hề Duyên on July 1, 2019

Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao là thắc mắc được rất nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Hiện nay, loại gà này được nuôi chủ yếu theo hai cách: Thả vườn hoặc nuôi nhốt theo mô hình công nghiệp. Nhưng, nuôi theo mô hình thả vườn được khuyến khích hơn vì sẽ cho chất lượng thịt tốt hơn, giá trị bán ra cũng cao hơn.

Khi nuôi gà đông tảo vấn đề cần phải nhắc tới đầu tiên là vấn đề chuồng nuôi. Chuồng gà có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà, đồng thời hạn chế dịch bệnh phát sinh. Khi làm chuồng cần phải chú ý làm sao để có thể dễ dàng vệ sinh, tạo độ thoáng cần thiết cho gà.

Đối với những hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức chăn nuôi thả vườn thì việc xây dựng chuồng trại cũng không quá khó. Có thể lựa chọn ngay những nguyên liệu từ tự nhiên: tre, nứa và rạ …để làm chuồng. Đảm bảo cho phần mái không bị thấm nước thì nên chọn tôn hoặc ngói.

Sàn chuồng thì dùng tre, nứa lót sàn. Còn để dễ vệ sinh hơn thì nên lát xi măng cho nền chuồng. Khi làm chuồng nuôi phải chú ý đến hướng chuồng. Chọn hướng đón nắng nhưng không quá gắt, hướng đông nam được cho là thích hợp nhất.

Luôn vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ ấm cho gà bằng đèn hoặc tấm che khi vào mùa động. Khử trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần/lần để hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đây là kinh nghiệm nuôi gà đông tảo khỏe mạnh mà người nuôi cần phải lưu tâm nhiều hơn.

Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo đúng cách

Chỉ cho ăn sau 48 giờ nở.

Trong 2 ngày đầu chỉ cần cho gà con uống nước.

Từ ngày thứ 3 có thể cho gà con ăn các loại thức ăn tốt cho việc tiêu hóa như: Gạo, tấm, cám, mè… thức ăn cần được xay nhỏ. Máng ăn cần được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.

Cho gà ăn kèm với thức ăn các loại kháng sinh, cúm, nước uống pha kèm điện giải nhiệt.

Sau khi ăn xong cho uống thêm nước có pha: 50gr đường glucoza, 1gr vitamin C/31 để chống stress.

Đảm bảo gà con có đầy đủ nước uống hàng ngày.

Gà ở giai đoạn này còn non và yếu cần phải ủ điện cả ngày và đêm. Lông gà phải được che kín, không để gió lọt vào. Lượng thức ăn chia làm nhiều lần trong ngày (3 -4 lần/ngày) và không để lại thức ăn thừa để cho gà ăn tiếp. Nước uống phải được thay thường xuyên. Đặc biệt, phải bổ sung vitamin trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho gà. Vệ sinh lồng úm sạch sẽ, giữ độ chiếu sáng thích hợp.

Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo khi đã được 1 tháng tuổi thì sẽ chỉ cần ủ điện vào buổi tối cho đến khi sáng. Ban ngày thì không cần thiết nhưng nếu là mùa đông thì nên ủ điện cả ngày. Gà con trong giai đoạn này đã tăng khẩu phần ăn, linh hoạt và dễ cắn đá nhau. Lông tơ, lông vũ đã bắt đầu mọc và lộ rõ bắp thịt hơn. Nên tăng khẩu phần ăn, bổ sung vitamin cần thiết và thêm thuốc để tăng sức đề kháng cho gà.

Trong giai đoạn này gà cần được đảm bảo giữ ấm đầy đủ.

Bổ sung cho gà 15% protein thức ăn cho gà.

Lượng thức ăn dùy trì liên tục với lượng khoảng 55 – 65g/con gà/ngày.

Căn cứ vào mục đích nôi gà đẻ trứng hay nuôi thịt để bổ sung, điều chỉnh thức ăn sao cho phù hợp.

Đến giai đoạn 3 tháng tuổi cần tăng lượng thức ăn thêm cho gà. Mức thức ăn 70 – 80g/con/ngày. Cho ăn thêm mồi để cơ bắp phát triển tốt hơn.

Bước vào giai đoạn gà 2 tháng tuổi cần phân chia lại không gian nuôi nhốt cho phù hợp. Gà không còn cần ủ điện nhưng nếu là mùa đông thì vẫn nên ủ để phòng lạnh cho gà. Bắt đầu cho gà tiếp xúc với không gian vườn vào ban ngày. Nên để gà thích ứng từ từ với môi trường bên ngoài. Chú ý vệ sinh chuồng trại cũng như sát trùng định kỳ.

Đây được coi là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nhất của gà để tiến đến giai đoạn gà trưởng thành để xuất chuồng. Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo lúc này là bổ sung nhiều thức ăn: lúa, ngô kết hợp với việc cho ăn rau: rau lang, rau muống…diện tích nuôi thả cần được mở rộng để thuận lợi cho việc phát triển của gà.

Giai đoạn trưởng thành của gà cần được bổ sung đầy đủ thức ăn, nước uống.

Cho ăn thêm các loại ngũ cốc kết hợp rau xanh tốt cho tiêu hóa.

Nếu nuôi gà chọi, các bạn cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Cho gà luyện tập đá chọi thường xuyên.

Giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt để tránh việc gà nhiễm các loại bệnh đáng tiếc.

Chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách

Để chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách, các bạn cần thực hiện tiêm phòng cho gà đầy đủ. Có hiểu biết về các loại bệnh thường gặp ở giống gà này để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Đông thời ngăn chặn khả năng mắc bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

Các bạn cần tiêm chủng đầy đủ cho gà theo lịch trình như sau:

Từ 3 – 5 ngày tuổi : Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 1.

Từ 7 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh đậu gà.

Từ 10 ngày tuổi: Tiêm phòng Gumboro lần 1.

Từ 21 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 2

Từ 25 ngày tuổi: Tiêm Gumboro lần 2.

Từ 60 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng M.

Một số loại bệnh phổ biến thường gặp của gà Đông Tảo

Các loại bệnh thường gặp ở giống gà này có thể kể đến như sau:

Bệnh cúm: Thường xảy ra do sự thay đổi của thời tiết, chuồng trại không đủ sưởi ấm.

Bệch lỵ: Gà con thường mắc bệnh này. Tai hại của bệnh này là chúng khiến gà con còi cọc dần, thiếu chất dinh dưỡng và chết do mất nước.

Bệnh gumboro: Thường mắc trong giai đoạn trưởng thành.

Bệnh hô hấp mãn tính: Cũng thưởng xảy đến ở gà trưởng thành.

Khi gà đạt đến trọng lượng như mong muốn thì có thể xuất chuồng.

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đông Tảo

Theo ông Thi, gà Đông Tảo cổ truyền thường có các đặc điểm kiểu dáng như da đỏ, mã chọi (lông màu hung hay tía đỏ), chân to, ngắn, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngòn chân ngắn, mình nở, lườn trắm, đít thót, đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, mào xít, 2 ráy tai dài, rộng cân đối chảy xệ xuống dưới miệng mỏ màu đỏ tươi (cách gọi dân dã là yếm miệng).

Gà trống dưới 2 tháng tuổi da đỏ, lông trụi cánh trai, khi trưởng thành lông dài mượt phủ kín thân, trọng lượng đạt tối đa 4,7 – 4,8 kg. Con mái cũng có kiểu dáng như con trống nhưng mào và yếm miệng teo nhỏ, lông màu nâu sáng, khi trưởng thành trọng lượng tối đa chỉ đạt 3,5 – 3,8 kg. Gà trống nuôi 8 – 9 tháng là có khả năng giao phối, gà mái 6 – 7 tháng có thể phối giống, đẻ trứng nhân giống.

Gà Đông Tảo đẻ khá ít, khả năng ấp nở kém (do trọng lương lớn dễ giẫm vỡ trứng). Trung bình mỗi tháng 1 mái gà Đông Tảo chỉ đẻ được 12 – 15 trứng, việc ấp nở phải nhờ gà ri hoặc ấp qua máy ấp trứng. Trên cơ sở những đặc điểm này, người chăn nuôi có thể chọn lọc, bồi dục, nhân nuôi duy trì giống gà Đông Tảo gốc cho nhu cầu chăn nuôi của nông trại gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình phục tráng gà Đông Tảo cho thấy giống có sự phân ly rất lớn, ngay ở đời con đã có nhiều kiểu hình sai khác khá xa bố mẹ, trung bình 1 lứa gà đẻ chỉ chọn được 3 hoặc 7 con có đầy đủ các kiểu dáng giống với bố mẹ ban đầu, thậm chí không chọn được con nào.

Đương nhiên những con gà kiểu hình có sự sai khác với bố, mẹ đó vẫn đảm bảo làm giống rất tốt cho nhân nuôi các đàn gà lai Đông Tảo thương phẩm.

Các biện pháp kỹ thuật khác như chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật úm gà, thức ăn và định lượng thức ăn, phòng trị dịch bệnh… tương tự như chăn nuôi các giống gà ta khác theo hướng nuôi bán công nghiêp.

Chú ý, trong quá trình chăn nuôi gà lai Đông Tảo thương phẩm, ở các đời gà con, cháu, chút, chít… cá biệt vẫn xuất hiện các cá thể mang đầy đủ các đặc điểm kiểu dáng của giống Đông Tảo cổ truyền.

Nguyên nhân, do trong quá trình nuôi, phối đã có sự tái tổ hợp ngẫu nhiêu các kiểu gen của các cá thể gà trong quần thể nhân nuôi. Đây là đặc tính quý, cơ hội cho người chăn nuôi thêm một biện pháp chọn lọc, bồi dục, phục tráng giống gà Đông Tảo cổ truyền.

Ông Đào Đức Thi nguyên là cựu tù Hỏa Lò thời chống Pháp, nguyên cựu bình đoàn tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, nay ở tuổi ngoài 80 nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, mỗi năm phục tráng được hàng chục con gà Đông Tảo bản địa, có giá 10 – 20 triệu đ/con.

Kinh Nghiệm Làm Chuồng Nuôi Gà Đông Tảo

1. Cách chọn hướng và địa điểm làm chuồng.

Làm chuồng gà đông tảo nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.

2. Nguyên liệu làm chuồng gà.

Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tôn trống nóng,mái tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già làm sống chuồng,nên dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.

3. Quy cách nuôi gà Đông tảo từ 1 – 45 ngày tuổi Lồng úm gà Đông Tảo

Úm trên trấu hay sàn lưới Ba ngày đầu nên lót giấy xoi lỗ nhỏ để gà Đông Tảo con không bị trượt, dễ bẹp chân.

Lồng úm nên bố trí trong 1 căn phòng đảm bảo khô ráo, kín gió, và tránh sương xuống hoặc nước mưa. Đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Mật độ úm Gà đông tảo

Tuần thứ nhất: 50 con/ mét vuông Tuần thứ hai: 30 con/ mét vuông. Tuần thứ ba: 20 con/ mét vuông. Luôn đảm bảo chuồng rộng dãi thoáng ,trách quá trật ảnh hưởng tới sức khoe và sức lớn của gà.

Nhiệt độ úm:

Sưởi ấm lồng úm 15 đến 30 phút trước khi đưa Gà con vào lồng úm. Gà 1-3 ngày tuổi: 35oC Gà 4-7 ngày tuổi: 32oC – 35oC Gà 8-14 ngày tuổi: 28oC – 32oC Trong thời gian úm cần quan sát: nếu Gà túm tụm vào 1 góc chuồng hay ở chỗ đèn úm là biểu hiện chúng bị lạnh. Nếu Gà tản ra đều, ăn uống bình thường là nhiệt độ đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm bằng cách nâng lên hoặc hạ thấp bóng đèn tuỳ theo điều kiện nhiệt độ ngoài trời. nếu trời mưa lạnh và ban đêm thì hạ thấp bóng đèn xuống. Khi trời nắng ban ngày thì nâng cao bóng đèn lên.

Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa Chỉ

Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển

Kinh Nghiệm Chọn Trứng Gà Đông Tảo Ấp

Trại Gà Đông Tảo Sơn Oanh có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi gà đông tảo trong việc lựa chọn trứng gà giống ấp tốt tại Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên. Chúng tôi xin chia sẻ những đặc điểm trứng ấp tốt cho bạn để tham khảo.Chọn lựa trứng gà để ấp phải chọn trứng gà còn tươi và mới. Bạn cần phải chịu khó quan sát khi mua, nhưng đôi khi cũng chọn nhầm trứng.

Vỏ trứng

Với những quả trứng mới phần vỏ ngoài có lớp màu trắng thì đó là quả trứng tốt. Nếu cảm giác có vết rạn nứt là trứng để lâu trong ổ, kém chất lượng, hoặc vỏ trông quá sáng, nhẵn bóng. Dùng tay sờ vào vỏ trứng, nếu trứng tươi thì cảm giác tay là nặng và ram ráp.

Dùng đèn soi qua quả trứng hay dùng quyển vở hoặc tờ báo cuộn lại sau đó dùng ánh sáng mặt trời để soi trứng. Bạn nhìn thấy buồng khí của trứng còn nhỏ hay lòng đỏ không di động, tròn, nằm chính giữa hoàn chỉnh; lòng trắng có màu cam đỏ và hồng nhạt là trứng tươi còn mới.

Với trứng có nhiều đường vân, khoảng trống buồng khí lớn, đường bao quanh trứng di động. Đây là cách làm hơi cầu kì nhưng cực kì hiệu quả khi chọn trứng ấp tốt còn tươi mới.

Trứng gà Đông Tảo lắc nhẹ là biết được

Nếu có tiếng động khi cầm trứng và lắc nhẹ thì đó là trứng lâu ngày. Còn nếu không nghe mà lắc trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng hoặc đang ấp dở.

Các kiểu kiểm tra khác

– Dùng chậu nước: thả xuống chậu nước và quan sát, đầu nhọn chúc xuống là trứng tốt.

– Dùng nước muối: thả trứng xuống nước muối , cứ 100g muối một lít nước, trứng nổi là trứng cũ vì có nhiều lỗ khí nên chìm; trứng tốt thì không có lỗ khí nên nổi.

Tuy nhiên với cách này thì ở chợ hay ở cửa hàng bạn không thể thực hiện được thì người bán hàng sẽ không cho phép.

– Phân biệt trứng giả

Đập trứng ra ngửi thấy mùi tanh tự nhiên là trứng thật còn nếu thấy mùi lạ (chua, hôi, hóa chất) thì đó là trứng giả, cũ…

– Phân biệt trứng gà bị tẩy trắng:

Để bán trứng với giá cao hơn, nhiều người bán hàng đã dùng axít acetic (có trong chanh, giấm) để tấy màu trứng gà công nghiệp cho giống với trứng gà ta. Nhưng chỉ cần để ý và quan sát một chút bạn sẽ dễ dàng nhận ra:

Trứng gà công nghiệp to hơn, có trọng lượng từ 55 – 60g, trong khi trứng gà ta bé hơn, chỉ nặng trên dưới 45g.

Trứng gà tẩy trắng có màu trắng hơi phớt hồng, vỏ xù xì trông như có lớp bụi trắng phủ lên, không bóng và quá sạch sẽ. Trong khi trứng gà ta thật có màu trắng tự nhiên và có thể có vết bẩn dính trên vỏ.

Chọn trứng gà tươi, ngon không quá khó nhưng đòi hỏi bạn phải chú ý quan sát tỷ mỷ và kỹ càng.

Các điều kiện trong quá trình ấp:

Diện tích ổ ấp 40 x 40cm, lót rơm khô, để ở vị trí khô ráo và thoáng, nhưng không sáng quá, tránh gió lùa, tĩnh. Lúc trứng bị vỡ phải thay ngay rơm lót ổ.

Hằng ngày nên đảo trứng, xếp vào khay để vào nơi thoáng mát trong nhà.

Số lượng trứng: 13-17 quả, tùy gà mẹ to nhỏ, trứng để ấp bảo quản 5 ngày vào mùa hè, 7 ngày vào mùa đông.

Gần chỗ gà ăn nên có hố tắm cát (cát + tro bếp) để gà tranh thủ tắm, ngăn chặn Mạt.

Mỗi lần cho gà xuống ổ khoảng 10-20 phút nếu quá lâu sẽ lam mất hơi ấp cho trứng ấp nên cho gà mái ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin.

Nếu gà say ấp quá thì mỗi ngày 2 lần bắt gà xuống cho ăn và bài tiết. song song ta cho gà ăn các loại hạt ngũ cốc có tác dụng cung cấp nhiều năng lượng, tiêu hoá chậm và duy trì thời kì dài cho ga như: hạt thóc, hạt ngô..

Thời vụ ấp trứng:

Đối với gà thả vườn, cho ấp vào thường 2 vụ/năm: xuân và thu.

Vụ xuân (tháng 2, 3, 4 dương lịch): Gà mẹ lớp thức ăn rau xanh nên chất lượng trứng tốt như côn trùng, tỷ lệ ấp nở cao, nở ra khỏe mạnh, lớn nhanh, gặp vụ thu hoạch lúa chiêm xuân sẽ dễ kiếm ăn thóc rơi vãi trong thời tiết rét mướt.

Trong quá trình ấp trứng bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Vụ thu (tháng 8, 9): Ở nước ta nên tụ hợp vào vụ này vì tuy gà con không lớn nhanh bằng vụ xuân, nhưng ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao.

Nhiệt độ: là nguyên tố quan yếu nhất trong thời gian ấp nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được bên cạnh đó là ngày nở sẽ kéo dài. Đối với ấp trứng gà thì nhiệt độ từ 37,5 đến 37,8oC là tốt nhất. Phôi sẽ chết khi nhiệt đồ lên đến 41-42oC mà kéo dài đên 1 đến 2 giờ.

Thông gió: Phôi gà cần oxy và CO2 để thở và thải khí và hơi nước ra ngoài.

Tuỳ từng loại máy ấp và giai đoạn ấp thì các lỗ thông hơi này mở mang hẹp sẽ ghi rõ trong quy trình của từng máy ấp.

Đảo trứng: Với máy tự động cứ 2 giờ đảo trứng một lần, nếu không tự động đào thì người điều khiển máy phải đảo bằng tay. thời đoạn nở khoảng 18 ngày, lúc trứng đã chuyển sang thôi thì không đảo trứng nữa.

Độ ẩm: Độ ẩm vừa đủ gà con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp.

Từ 1-18 ngày thì độ ẩm hợp là khoảng 55-65%. Đến giao đoạn gần nở 19-21 ngày thì độ ẩm hợp là 80-85%.

Soi trứng: Trứng phát triển tốt thì xung quanh có tia máu phát triển như hình màng nhện và giữa có điểm đen.

Chọn gà lọt lòng: Nếu bạn ấp tốt thì gà con loại 1 sẽ chiếm 95-97%. Chọn những con gà có mắt sáng, bông lông, nhanh nhẹn, chân mọng, không hở rốn, không nặng bụng, khoèn chân và vẹo mỏ. Sau đó đưa xuống gà con xuống chuồng nuôi trước 24h sau khi nở, vì nếu gà con khi để lâu trong máy không ăn uống được, bị khô chân sau này sẽ khó nuôi.

Liên Hệ Đặt Hàng TRẠI GÀ ĐÔNG TẢO SƠN OANH Địa chỉ: Xóm Trung Đình, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Điên Thoại : 0397 860 321 (Anh Sơn)