Top 5 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Nuôi Gà Tây Con Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, với nhiều mô hình các phương pháp chăn nuôi gà theo mô hình trang trại, chăn thả vườn, tự do. Hiện nay, trong kỹ thuật chăn nuôi gà tây thì nuôi chăn thả được áp dụng phổ biến nhất.

Kỹ thuật chăn nuôi gà tây hiệu quả

Nuôi chăn thả như thế nào?

Đây là hình thức tự do, nuôi gà trong môi trường, diện tích thông thoáng, rộng, có hàng rào bảo vệ và cỏ tạo môi trường thích nghi tốt nhất cho gà phát triển, thường thì diện tích phù hợp chăn thả 20 – 25m2/ con. Nên tạo những bãi cỏ ở sân hoặc khu bãi cát để gà thỏa thích tắm cát.

Cần đảm bảo điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, ánh sáng thích hợp cho gà. Gà tây thường hay dị ứng với thời tiết mưa, sấm chớp, độ ẩm thấp hay tiếng động lạ…Vì vậy cần nắm bắt từng đặc tính của gà tây để có phương pháp, kỹ thuật chăm sóc tốt nhất.

Mô hình trang trại chăn nuôi chăn thả tự do

Giai đoạn úm gà còn nhỏ thì nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 – 30C, nuôi gà đủ 21 ngày tuổi thì chăn thả tự do để gà có thể tìm kiếm mồi bằng những con sâu bọ, lá cây giúp cho thịt chắc hơn, thơm ngon hơn.

Kỹ thuật chọn thức ăn cho gà

Để kích thích khả năng ăn uống của gà, giúp sự chuyển h óa thức ăn tốt nhất thì nên chia ra thành các bữa ăn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn ngon, không bị mốc…để giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong từng thời kỳ.

Tốt nhất nên sử dụng loại cám công nghiệp, cung cấp thức ăn có thành phần protein 20 – 22%, 2800 – 2900 năng lượng.

Cung cấp lượng thức ăn đầy đủ cho gà phát triển khỏe mạnh

Từ 21 ngày trở đi thì có thể chăn thả gà tự do để tự tìm kiếm thêm nguồn thức ăn tự nhiên, các loại rau xanh…Ở giai đoạn này để tăng trọng lượng gà nhanh chóng thì nên kết hợp rau xanh cùng bột cám, kết hợp chăn thả tự do vừa tiết kiệm thức ăn công nghiệp vừa đa dạng thành phần chất dinh dưỡng cho sự phát tirển của gà

Kỹ thuật phòng bệnh cho gà

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì cần phải có phương pháp phòng bệnh định kỳ cho gà. Tiêm phòng các loại vaccin đầy đủ.

Lịch tiêm phòng vaccin cho gà tây

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà tây cần phải đảm bảo 3 sạch đó là sạch ăn, sạch uống và sạch ở. Cần tạo môi trường thích hợp khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng vaccin đầy đủ phòng chống các bệnh cúm gia cầm tốt nhất để chăn nuôi gà đạt hiệu quả.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Lôi ( Gà Tây )

Giai đoạn úm gà con từ 1-4 tuần tuổi

1. Lồng úm gà tây:

Lồng úm được đóng bằng khung gỗ, nẹp tre hay lưới mắt cáo 1x1cm, có nắp đậy, kích thước 2x1x0,5m. Nếu không có lồng, có thể úm nền, lót trấu khô và sạch dày 10-15cm. Trong tuần úm đầu tiên, nên thay giấy lót hàng ngày, 3 tuần lễ đầu phải úm cho gà đủ ấm và tránh chó, mèo, chuột….

Mật độ úm gà tây: 1-2 tuần: 50 con/m2; 2-4 tuần: 25 con/m2.

Nhiệt độ úm: Dùng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng, 1 bóng/m2 lồng úm có thể úm bằng gas, hoặc đèn dầu, nhưng phải đủ nhiệt cho gà.

– Tuần thứ 1: từ 35-320C.

– Tuần thứ 2: 31-290C.

– Tuần thứ 3: 28-250C.

– Tuần thứ 4: Nhiệt độ bình thường.

Mỗi tuần giảm dần 30C là thích hợp.

2. Thức ăn cho gà tây:

Giai đoạn 1-2 ngày đầu nên cho gà ăn bắp xay nhuyễn, từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2.900-3.000 Kcal/kg thức ăn.

– Tuần thứ 1: 20-30 g/con ngày.

– Tuần thứ 2:420-50 g/con ngày.

– Tuần thứ 3: 60-70 g/con ngày.

– Tuần thứ 4: 80-100 g/con ngày.

Cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất 4-5 lần/ngày).

3. Nước uống cho gà tây:

Dùng nước sạch, mát đựng trong bình nhựa cho gà uống, nên bổ sung sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống.

III. Giai đoạn gà choai 5-8 tuần tuổi:

1. Chuồng nuôi gà tây:

chuồng nuôi nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ… Mật độ 8-10 con/m2, chuyển dần sang giai đoạn thả vườn.

2. Thức ăn gà tây:

Yêu cầu protein thô 20%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn, có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn, nhưng phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập trung cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3-4 lần/ngày.

3. Nước uống:

Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà.

IV. Giai đoạn thả vườn 9-28 tuần tuổi.

1. Chuồng nuôi gà tây:

Nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, trong chuồng nên gác kèo đậu cho gà ngủ, nghỉ, mật độ 4-5 con/m2. Có thể nuôi gà bằng chuồng sàn, trên ao thả cá sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

3. Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà dưới bóng mát các gốc cây.

Cần lưu ý cho gà ăn vừa phải để khống chế khối lượng, tránh mập quá hay ốm quá, gà đều đẻ kém, không vỗ béo gà hậu bị để nuôi + Giai đoạn nuôi gà tây hậu bị thả vườn: sinh sản.

V. Giai đoạn gà tây sinh sản

Thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, protein thô 18-20%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn, cho nên cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố cho gà như: cá, tôm, cua… Gà tây ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày có thể ăn từ 300-400 g/con.

2. Ghép trống mái: Từ tuần tuổi thứ 25-26, nên ghép trống mái theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái.

3. ổ đẻ: Đóng bằng nẹp hay ván gỗ, kích thước 1,2×0,4×0,6m, để xung quanh vách chuồng.

4. Bảo quản trứng ấp: Bảo quản trứng trong phòng mát 18-200C là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì chỉ nên bảo quản trứng tối đa là 5-6 ngày, trước khi đưa vào máy ấp.

VI. Thú ý – phòng bệnh cho gà tây

Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress, thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn , gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa,….

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Con

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con để làm giống là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triễn gà đông tảo. Trại gà đông tảo Dotachi xin chia sẽ kỹ thuật phương pháp nuôi bộ (còn gọi là úm gà con) giúp Bà Con nắm bắt như sau:

1. Về chuồng úm:

 không cần rộng, chỉ cần diện tích như sau: dài 2m – rộng 1m – cao 0,5m là đủ để nuôi được 100 gà đông tảo con. Cần phải sát trùng chuồng trước 3-7 ngày trước khi bỏ gà đông tảo con vào. Thiết kế sao cho che chắn được hướng gió lùa, dễ

không cần rộng, chỉ cần diện tích như sau: dài 2m – rộng 1m – cao 0,5m là đủ để nuôi được 100 gà đông tảo con. Cần phải sát trùng chuồng trước 3-7 ngày trước khi bỏ gà đông tảo con vào. Thiết kế sao cho che chắn được hướng gió lùa, dễ vệ sinh chuồng.

 Ngày tuổi

 Nhiệt độ khu vực có sưởi (

0

C)

 Nhiệt độ trong chuồng (

0

C)

 1 – 7

 33 – 35

 24 – 26

 8 – 14

 31 – 33

 22 – 24

 15 – 21

 29 – 31

 20 – 21

 22 – 30

   26 – 29

 18 – 20

Trong quá trình nuôi phải chú ý quan sát phản ứng của đàn gà đông tảo với nhiệt độ:

    + Thiếu nhiệt ( còn lạnh ): Đàn gà đông tảo tập trung gần chụp sưởi, chen lấn, chồng đống lên nhau sát chụp sưởi, kêu chiêm chiếp liên tục.

    + Bị gió lùa: Gà đông tảo con tụm lại một phía là bị gió lùa qua chụp sưởi, rất nguy hiểm cần phải được che chắn lại vì gà bị gió lùa hay bị nhiễm đường hô hấp.

    + Thừa nhiệt ( nóng quá ): Đàn gà đông tảo tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở, uống nước nhiều. + Đủ nhiệt: Gà đông tảo tản đều trên nền chuồng, nhanh nhẹn.

3. Về thức ăn: Dùng loại cám dành cho gà đông tảo con. Chỉ cần lưu ý:

Dùng loại cám dành cho gà đông tảo con. Chỉ cần lưu ý:

+ Không sử dụng + Không sử dụng

+ Gà đông tảo con 1 ngày tuổi thường không cho ăn mà chỉ uống nước. Nếu cho gà ăn ngay và nhất là nhiều chất đạm thì khối lượng lòng đỏ trong bụng không tiêu hóa được sẽ làm gà dễ chết trong tuần lễ đầu+ Không sử dụng thức ăn cũ, để lâu.+ Không sử dụng thức ăn bảo quản kém

 

4. Về thức uống: Luôn phải có máng uống nước trong chuồng. nước uống phải đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ.

Mô Hình Nuôi Gà Tây. Kỹ Thuật Nuôi Gà Tây Cho Năng Suất Cao

Cùng với gà sao, gà tây (hay gà lôi) cũng là giống gia cầm ngoại nhập còn rất mới đối với bà con nông dần Việt Nam. Kỹ thuật nuôi gà Tây được đánh giá tương đối khó, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại là rất tương xứng. Hiện mô hình nuôi gà tây đang được nhân rộng và phát triển tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, mang lại đời sống khấm khá cho nhiều bà con nông dân. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi gà tây khoa học, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

1. Chọn gà tây giống

Gà Tây thường có 2 màu: gà Tây lông xám đen hoặc lông xám trắng. Gà Tây trống có lông sặc sỡ hơn gà mái, mào tròn và dài. Gà Tây trống trưởng thành có thể đạt được 5-6 kg/con và 3-4 kg/con với gà mái. Khi chọn giống gà Tây bà con cần lưu ý chọn những con có dáng đi chững chạc, đi lại nhanh nhẹn và không dị tật. Nên chọn những con gà biết về chuồng khi trời tối, không đi lang thang.

Chọn gà Tây làm giống trưởng thành: Gà Tây trống bà con chọn những con to lớn cứng cáp nhanh nhẹn, ngực nở rộng, mào đỏ tươi, mắt sáng tinh anh. Gà Tây mái, chọn những con nhanh nhẹn nhưng hiền lành, ăn phàm, mông rộng nở đều và hơi sệ.

Chọn gà Tây từ trứng: Trứng tốt nhìn nhỏ xinh, cầm quả trứng lên thấy nặng tay, đầu trứng chứa túi khí to vừa phải, phần đầu nhọn của trứng thon đều chứ không nhọn quá, vò trứng dày và màu tươi sáng.

Chọn gà Tây con: Ngày chọn gà con tốt nhất là vào ngày thứ 28 kể từ ngày trứng gà được đem ấp. Trong tuần đầu tiên bà con cần chú ý quan sát kỹ sinh trưởng và phát triển của gà, nếu thấy gà phát triển khỏe mạnh, ăn uống tốt, nhanh nhẹn thì có thể giữ lại nuôi.

Khi gà Tây mái đạt tới độ tuổi và cân nặng trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ trứng. Gà Tây mái đẻ trứng khoảng 10-12 quả/lứa, nặng khoảng 60-65 g/quả. Tỷ lệ ấp trứng vào khoảng 70% và tỷ lệ nuôi sống gà con khoảng 65%. Mỗi năm, gà Tây mái khỏe mạnh có thể cho sản lượng trứng lên tới 70 – 80 quả.

Gà Tây là giống gà thường sống hoang dã ở vùng Bắc Mỹ, ban ngày gà đi kiếm mồi, ban đêm tìm những nơi trú ẩn như cành cây để ngủ. Bà con cần nắm được đặc điểm tâm lý này của gà để thiết kế chuồng gà cho thích hợp. Nuôi gà Tây phải nuôi theo hình thức chăn thả vì vậy bà con phải chừa cho gà một khoảng đất trống để gà tự do đi lại, chuồng gà chỉ là nơi để chúng ngủ vào ban đêm.

a. Vị trí làm chuồng

Gà Tây thích kiếm ăn ở những nơi khô thoáng, cao ráo. Bà con dựa vào đặc điểm này để chọn đất đặt chuồng. Gà Tây thích bóng râm của cây và thích ăn cỏ, bà con có thể chọn loại đất tốt có nhiều cỏ, nhiều loại sâu bọ khác nữa.

b. Kiểu chuồng

Gà Tây thường có thân hình to lớn hơn gà ta vì vậy cần lưu ý làm chuồng to hơn chuồng gà bình thường. Nếu bà con có mục đích nuôi gà Tây lâu dài thì nên chọn các vật liệu chắc bền và tốn kém như: gạch, ngói. Nếu chỉ nuôi gà Tây trong thời gian ngắn thì chỉ cần vật liệu rẻ như gỗ, cây,… Tuy nhiên, vật liệu rẻ tiền khi làm chồng cho gà sẽ hơi khó khăn khi quét dọn chuồng và dễ là nơi ký sinh của những sinh vật gây bệnh. Khi làm chuồng bà con lưu ý chồng gà Tây phải có mái cao, xung quanh được che chắn cẩn thận nhưng vẫn phải trổ nhiều cửa sổ (cửa có thể đóng mở) để thông thoáng. Tổng diện tích nuôi gà Tây vào khoảng 20m2/con, diện tích sân chơi ít nhất bằng 2 lần diện tích chuồng nuôi.

c. Hướng chuồng

Nên quay về hướng Đông để mỗi ngày gà dễ dàng nhận được ánh sáng mặt trời buổi sáng có chứa tia cực tím tiêu diệt vi khuẩn gây hại trên lông gà, còn giúp gà hấp thụ nhiều vitamin D khiến xương chắc khỏe. Chuồng gà Tây có thể quay về hướng Nam để đón nhận gió mát mẻ, trong lành. Không nên làm chuồng gà quay về hướng Bắc hay Tây.

Bà con dùng loại cám công nghiệp với hàm lượng protein 20-22%. Khi trưởng thành, gà có thể tự kiếm thêm thức ăn như rau cỏ, gà Tây đặc biệt ưa ăn rau muống. Nếu cắt cỏ về cho gà ăn, bà con nhớ rửa sạch các tạp chất có thể gây hại cho gà. Ngoài ra có thể cho gà ăn thêm mối, giun đất,…

4. Phòng bệnh trên cho gà tây

Gà Tây hay bị bệnh khi nuôi ở khí hậu nóng ẩm như Việt Nam nên chúng ta cần dùng thuốc để phòng bệnh cho đàn gà theo liệu trình như sau:

3 ngày tuổi: nhỏ thuốc ngừa dịch tả vào mắt, mũi gà

5 ngày tuổi: tiêm thuốc Nistatin 55mg/kg

10 ngày tuổi: dùng Furazolindon pha vào thức ăn tỷ lệ 25g thuốc/100 kg thức ăn.

II. Kết Luận

Mô hình nuôi gà tây hiện đang có rất nhiều tiềm năng phát triển ở nước ta. Thức tế cũng đã cho thấy nhiều mô hình nuôi gà Tây thành công, giúp nông dân thay đổi bộ mặt kinh tế và vươn lên làm giàu. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bà con xây dựng được mô hình nuôi gà Tây năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo chúng tôi