Top 10 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Sửa Gà Đá Cựa Sắt Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Kỹ Thuật Chọn Gà Đá Cựa Sắt

Kỹ thuật chọn gà đá cựa sắt đơn giản, dễ áp dụng giúp được nhiều người tin tưởng lựa chọn, sử dụng

Thông qua vẻ bề ngoài là cách trước tiên, đơn giản mà tỉ lệ chính xác cao nhất trong kỹ thuật chọn gà đá cựa sắt. Chọn lựa thông qua dáng gà, những bộ phận trên cơ thể gà, xác định nòi giống, xem vảy của chúng, chân, đầu, cổ và xem lông cánh phải mượt mà …

Hình thể của chúng phải cân đối, hài hòa về tổng thể thì đòn đánh mới hiệu quả, linh hoạt. Vì thế nên chọn một con gà có cơ thể cân đối, cấu trúc xương khớp khỏe mạnh, linh hoạt. Một con gà đá hay cơ thể chúng sẽ toát lên sự linh hoạt, có thần kê dị tướng thì đặc biệt tốt.

Thần thái thông qua ánh mắt – kỹ thuật chọn gà đá cựa sắt

Một con gà đá tốt hay không thì ánh mắt của chúng cũng phần nào nói lên điều này. Những con gà đá hung dữ, máu chiến thì thường ánh mắt của chúng có phần sắc, nhanh hơn, sát hơn những con gà khác. Đặc điểm của những con gà đá có thần thái này sẽ không bỏ chạy trong hiệp mà chúng luôn là sự thách thức với các đối thủ khác

Đây là một kỹ thuật cơ bản để chọn được một gà đá hay. Một con gà đá cho dù có đẹp, có thần thái tốt hay mang trong mình kĩ năng vượt trội nhưng không có sức khỏe thì con gà đó không thể gọi là con gà đá hay được. Chúng ta nên lưu ý lựa chọn qua các đặc điểm sau:

Cánh: Con gà nào có tần suất vỗ cánh nhiều hơn thì đó là một lợi thế giúp gà đá bay cao hơn trước những đòn đạp cao của đối thủ, đồng thời thời gian chạm đất của những con gà này cũng cao hơn. Gà càng bay cao, tần xuất đập cánh nhanh mà sức bền thì đó chắc chắn là một con gà hay mà bạn không nên bỏ lỡ

Chân: Để kiểm tra được đôi chân của chúng người chọn nên thả chúng từ độ cao bằng độ cao của chúng 1 cách bất ngờ, nếu khi tiếp đất chúng đứng vững, không lảo đảo hay chúi đầu thì đó là con gà đá tốt, mình nên chọn.

Tiêu chuẩn về kỹ năng của gà – kỹ thuật chọn gà đá cựa sắt

Bất kể một con gà đá nào dù là được luyện kỹ năng hay có kỹ năng sẵn thì đều phải mang trong mình những kỹ năng tiêu chuẩn thì mới là một con gà đá hay.

Chúng phải biết nạp sâu chân tức là khi đối thủ nạp thì biết tránh, hoặc chặn lại. Khi đối thủ nạp hố thả bom thì phải biết chạy nhưng không phải chạy luôn mà phải quay lại phản đòn. Mất thế thì phải biết chà, chây chét ngay, phải biết ray, nhồi đòn…

Khi có ý định mua gà thì người mua nên xem những kỹ năng, đòn đá của gà trước từ đó lựa chọn mới chính xác, sẽ tiết kiệm được thời gian huấn luyện bởi kỹ năng là một yếu tố quan trọn

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Tốt Nhất

Đá gà cựa sắt là một trò chơi dân gian có sức hút cực kỳ lớn từ các đòn đánh mãn nhãn của những chiến kê. Tuy nhiên để làm được điều này, sư kê phải thực sự am hiểu về cách nuôi gà đá cựa sắt sao cho con vật của mình có khả năng thi đấu tốt nhất, hạn chế chấn thương sau khi tham trận.

Nuôi gà đá cựa sắt có các giai đoạn nào?

Với những người thiếu kinh nghiệm, họ thường không quan tâm lắm đến việc chăm sóc gà mà phần lớn là tập cho gà đá ngay từ những ngày đầu mới mua về. Tuy nhiên cách làm như vậy sẽ khiến bạn nhanh chóng nhận thất bại khi ra đấu trường, đặc biệt là khi có gắn cựa sắt.

Để nuôi gà đá cựa sắt, chúng ta cần phải giúp gà có đủ cơ bắp, sức khỏe và cả kỹ năng chiến đấu. Trong đó giai đoạn mới mua về cần tập trung vỗ béo cho gà trước, sau đó mới giảm mỡ và tập luyện. Việc này cũng giống như những lực sĩ thể hình, họ cần ăn thật nhiều để có thể phát triển cơ bắp, sau đó mới giảm mỡ thì mới săn chắc được.

Khi nuôi gà để đá cựa sắt, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trong đó có các loại thức ăn chính như: Thóc, lúa, rau xanh, mồi (thịt bò, sâu, lươn,…), vitamin các nhóm, thuốc phariton để vỗ béo gà.

Mỗi loại thức ăn hay thuốc đưa vào người của gà phải đúng giờ, đúng giấc và liều lượng thì mới có thể phát triển được tốt nhất, sau này ra trận sẽ có những cú đá mạnh mẽ nhất.

Sau khi đã biết được chế độ ăn, chúng ta cũng cần tìm hiểu cách tập luyện cho gà để có sức chiến đấu cao hơn. Nếu không được huấn luyện đúng cách thì một là gà sẽ nhút nhát, không dám đá lại đối phương, hai là sẽ không thể có khả năng chịu đựng cũng như không có kỹ thuật đá tốt được.

Để tập luyện cho gà có thể đá được tốt nhất, chúng ta cần làm theo những bài tập sau:

Cho gà tập chạy lồng, chạy bội

Thả để gà có thể vần gà mái hoặc vần với chính sư kê

Quần gà trong thời tiết sương và nắng nóng, điều này sẽ giúp tăng tối đa độ bền bỉ cho gà

Tổng cộng, một chú gà đá cựa sắt có 3 kỳ vân hơi và 4 kỳ vần đòn.

Nếu được tập luyện đúng kỹ thuật, chắc chắn chú gà của bạn sẽ có độ bền và cực kỳ máu chiến. Những cú đá tuy không cần gắn cựa cũng có sức gây chấn thương rất lớn rồi.

Bên cạnh việc tập luyện, bạn cũng nên xoa bóp cho gà bằng rượu nghệ để nhanh hồi phục cơ bắp hơn. Đồng thời, nếu được xoa bóp rượu nghệ đầy đủ, chiến kê sẽ có làn da dày và đỏ hơn, vừa tạo sự uy nghi trước đối thủ, vừa mang lại sức chịu đựng tốt hơn.

Trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt, việc biết được chính xác thời điểm nào gà đã tới pin là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn cho gà ra trận quá sớm thì thường khả năng thua trận là rất cao, hoặc trong nhiều trường hợp đá cựa sắt gà sẽ bị chết, do đó công sức bỏ ra rất uổng phí.

Nhận biết gà đã tới pin phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các sư kê. Tuy nhiên thông thường có những dấu hiệu như:

Da trở nên đỏ hơn, màu đẹp hơn so với trước đây

Nếu chú ý tiếng gáy của gà thì sẽ thấy vang hơn, to hơn

Màu mắt sáng rực lên

Cơ bắp bắt đầu săn chắc và cực kỳ khỏe mạnh. Phần gân cứng và đùi gà đá nở to ra

Gà không còn ăn nhiều như trước đây

Không phải bất cứ chiến kê nào cũng có những dấu hiệu này. Bạn nên dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân qua quá trình nuôi để nhận biết gà của mình đã tới pin hay chưa.

Cách nuôi gà đá cựa sắt yêu cầu sư kê bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc. Tuy nhiên niềm vui khi thấy được thành quả sau một thời gian khổ công thì không gì có thể so sánh được. Có một chú gà chiến tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thắng trận hơn, bảo vệ chiến kê tốt hơn.

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Đá Gà Thomo Campuchia

Cách chăm sóc gà đá giai đoạn nuôi thúc

Muốn nhận được kết quả tốt thì gà đá cựa phải được chăm sóc kĩ càng từ khi còn nhỏ. Gà càng được quan tâm kĩ lưỡng thì sức khỏe của nó càng tốt, tăng sức mạnh chuẩn bị cho trận đấu. Để gà sẵn sàng cho trận đấu sắp tới thì cần có bước chuẩn bị thật cẩn thận về sức khỏe và tinh thần. Khoảng 10 ngày trước khi đấu, ta cần đảm bảo gà quen với việc “chinh chiến”.

Gà đá có thể được chăm sóc theo quy trình cơ bản như:

Không cho gà uống nước tùy hứng như trước. Khoảng tầm 3-4 giờ sáng là thời điểm thích hợp để cung cấp nước cho gà. Việc này giúp cho đảm bảo sức bền cho gà và tránh tình trạng hốc nước nếu có giao đấu.

Nên cho gà tắm sương sớm vào 5 giờ sáng hằng ngày. Việc này làm cho máu lưu thông, giúp cơ thể gà ổn định hơn. Ta có thể để một tấm chăn phơi sương đêm rồi sau đó dùng tắm gà. Đồng thời, nếu có một ít rượu vảy lên mình gà lúc tắm thì càng tốt. Nó giúp cơ thể gà ấm lên, tránh hiện tượng sốc nhiệt.

Khoảng 5 giờ chiều nên cho gà phơi nắng chiều (khoảng thời gian trước khi mặt trời lặn). Muốn sở hữu một “em” chất lượng thì chúng ta nên đảm bảo các quy trình cơ bản trên. Càng kĩ lưỡng thì kết quả đem lại càng có lợi cho gà.

Chế độ dinh dưỡng của gà đá

Ngoài cách chăm sóc thì thức ăn cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sức khỏe, đặc biệt là sức bền của gà đá cựa. Ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của gà phải bao gồm bữa chính và thức ăn phụ thêm phần dinh dưỡng. Thời gian cho gà ăn hợp lí thường là 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều. Đây là hai thời điểm gà vừa tắm nắng xong, cơ thể đã sẵn sàng cho việc nạp năng lượng. Thời gian trên có thể chênh lệnh đôi chút nhưng vẫn phải đảm bảo gà được cung cấp đủ bữa.

Thức ăn chính của gà đá cựa thường là thóc, lúa và rau xanh, đồng thời được cung cấp đầy đủ nước uống. Thóc, lúa khi thu hoạch về thường có lẫn một số tạp chất như sạn, cát, … vì vậy không được dùng chúng trực tiếp cho gà mà nên sàn lọc sạch sẽ trước khi cho ăn. Đối với khẩu phần rau xanh, ta nên dùng giá đỗ, xà lách hay rau muống. Những loại rau này cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà, tăng kích thích khi thi đấu.

Đối với phần ăn của gà, nếu gà không ăn hết, ta nên đem đi và dùng cho bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối tránh tình trạng thừa mứa đồ ăn. Làm như vậy thì gà sẽ khỏe hơn, chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho gà cựa trong trận đấu.

Ngoài bữa chính, gà chiến cũng cần cung cấp bữa phụ. Tuy là bữa phụ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ta có thể cho gà ăn sâu, thịt bò, các loại tôm, tép, cá (đặc biệt là cá chép), vitamin, … Những thức ăn này giúp bổ sung chất cho gà, làm gà sung hơn, tràn trề sức hơn để chuẩn bị chiến đấu. Nên cung cấp những chất dinh dưỡng này tầm 2- 3 ngày một lần và có thể thay đổi lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng của gà sao cho hợp lí.

Kĩ thuật nuôi gà đá sau khi thi đấu

Khi gà đá cựa vừa trải qua một trận chiến, ta cũng cần đảm bảo gà được chăm sóc tận tình. Trước, trong và sau khi thi đấu, ta cần tuân thủ theo những kĩ thuật nhất định để đảm bảo thể trạng tốt cho gà.

Sau khi đá xong, gà cần được làm sạch cơ thể, dùng rượu nghệ bóp những vết thương, để gà nghỉ ngơi ở nơi khuất gió. Đồng thời, cần chuẩn bị cho gà thức ăn đã được nấu chín để gà dễ tiêu hóa.

Tầm khoảng 2-3 ngày sau trận đấu, ta có thể áp dụng lại kĩ thuật của giai đoạn nuôi thúc để cho gà sẵn sàng cho những cuộc chiến tiếp theo.

Một số lưu ý khi chăn nuôi gà đá cựa

Ngoài những kĩ thuật chăn nuôi gà đá cựa nêu trên, người nuôi cũng cần lưu ý một số vấn đề như thường xuyên theo dõi thể trạng của gà (cân nặng, chiều cao, mức ăn, …) để nắm bắt kịp thời tình hình của gà. Nếu gà có bệnh tật thì cần chữa trị nhanh chóng để sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Khi đảm bảo được những yêu cầu trên thì gà của bạn đã có đầy đủ phong độ chuẩn bị cho trận đấu.

Gà Nòi Đá Cựa Sắt Và Kỹ Thuật Nuôi Chuẩn Nhất 2022

Nuôi gà nòi đá cựa sắt việc đầu tiên cần làm là xác định độ tuổi của gà chọi. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi sẽ có chế độ chăm sóc khác nhau. Bên cạnh đó việc áp dụng các bài tập cũng tùy lúa tuổi sao cho phù hợp nhất. Về chế độ dinh dưỡng thì cũng như những dòng gà khác tuy nhiên có sự định lượng. Chế độ ăn và khẩu phần ăn dành cho gà nòi đá cựa sắt thường được chia làm 2 bữa sáng – chiều. Thời gian thích hợp nhất để cho gà ăn là vào 9h sáng và 5h chiều. Tuy nhiên có điều cần lưu ý anh em vào mùa lạnh nhất là trời Đông nên cho gà ăn chiều sớm hơn. Trước khi trời sập tối sẽ tốt hơn cho gà chọi.

Riêng cần lưu ý một số vấn đề sau. Cho gà lượng thức ăn vừa đủ không nên để nhiều lưu trữ trong máng giảm độ thơm ngon. Nên cho gà ăn cả đêm để gà nhanh lớn, đối với gà con nên thả rong để gà phát triển khỏe mạnh. Gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên cung cấp thêm các loại rau xanh để giải nhiệt cơ thể và kích thích lông mượt hơn. Ngoài ra bổ sung thêm đạm từ các loại mồi để gà sung sức hơn và nhanh lên pin.

Riêng phần dinh dưỡng đối với gà chọi con thì nên cho ăn thức ăn công thức. Công thức trộn thức ăn cho gà con được nhiều sư kê áp dụng nhất hiện này là:

10% cám gạo xay + 20% bột bắp + 30% gạo lức + 20% rau xanh + cá nấu chín và bột sò.

Đây là công thức đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho gà con. Đảm bảo phát triển toàn diện và nhanh lớn, sức đề kháng cao. Có khả năng lướt các bệnh thông thường mà gà con hay mắc bệnh.

Đối với nước uống cho gà nòi nuôi đá cũng như thức ăn. Bơm đủ nước cho gà 2 lần sáng và chiều, làm cho gà dai sức, không bị đứt hơi và nở cần. Bên cạnh đó trang bị máng uống thông thường để gà tự uống khi khát. Vào buổi sáng cần bơm nhiều để gà tiêu hóa tốt hơn thức ăn của ngày hôm trước. Một tuần bổ sung men tiêu hóa vào nước uống một lần. Nước cho gà uống đảm bảo là nước sạch, đun sôi để nguội càng tốt. Vệ sinh máng ăn máng uống thường xuyên không để bẩn rất dễ bệnh đường ruột.

Bài viết đã chia sẽ cho anh em chơi đá gà về Kỹ thuật nuôi gà nòi đá cựa sắt. Anh em có thể tham khảo áp dụng cho chiến kê của mình. Đảm bảo gà chọi chúng ta luôn sung sức và khỏe mạnh để ra trường đá gà trực tiếp tốt hơn. Chúc anh em thành công!