Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mua Gà Ai Cập Giống Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Giá Gà Ai Cập Giống (Siêu Trứng). Trang Trại Mua Bán Gà Ai Cập Giống

Gà Ai Cập (hay gà Bigawe, gà Fayoumi) xuất xứ từ Ai Cập là giống gà siêu trứng mỗi năm có thể cho ra từ 220 – 280 quả/con. Độ đạm trong trứng rất cao do lòng đỏ chiếm phần lớn tỷ lệ. Thịt cũng rất thơm và dai.

Ngoại hình của gà Ai Cập không thấp không cao, tầm trung. Con mái được chú trọng hơn về đặc điểm cơ thể phù hợp với việc sinh sản. Chúng có vóc dáng nhỏ nhắn, đuôi nhổng cao, chân cao màu đen chì, lông toàn thân lốm đốm đen trắng. Mắt có màu tối sẫm đặc trưng bao quanh.

Con mái đến khi trưởng thành (độ tuổi có thể sinh sản) là lúc được từ 4,5 – 5 tháng, trọng lượng lúc này đạt khoảng 1,4 – 1,5 kg/con. Năng suất đẻ trứng rất cao vào năm đầu tiên, thời gian sau (khi gà đến 1,5 tuổi trởi đi) năng suất sẽ giảm đi khoảng 28 – 30% so với năm đầu.

Gà Ai Cập dễ nuôi, có sức đề kháng cao, thích hợp với mô hình nuôi thả vườn hay bán thả.

II. Giá gà ai cập giống

Hiện nay, giá gà Ai Cập giống có giá từ 8.000 – 10.000 đồng / con với gà lai, và khoảng 11.000 – 15.000 đồng/con với gà ai cập thuần. Giá trứng và thịt gà ai cập thì tương đương với các loại trứng và thịt gà công nghiệp khác trên thị trường.

III. Trang trại bán gà ai cập giống

1. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) – Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nơi cung cấp nhiều giống gia cầm thuần chủng và giống lai đạt tiêu chuẩn và chất lượng.

2. Công ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà – Phủ Lý, Hà Nam. Cơ sở cung cấp giống gia cầm quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Được đánh giá là nơi có nguồn cung đảm bảo về chất lượng và rất uy tín.

3. Trang trại gà Ai Cập anh Lập – Đông Anh, Hà Nội. Quy mô lớn với hơn 5.000 m 2 với số lượng đàn lên đến hơn 7.500 con. Đây là điểm cung cấp giống thường xuyên và uy tín với lượng cung mỗi ngày gần 4.000 con.

4. Trang trại gà An Phú – Than Uyên, Lai Châu. Là cơ sở ấp nở giống gia cầm, cung cấp sỉ và lẻ cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là cơ sở được nhiều người chăn nuôi tìm đến.

5. Công ty CP giống gia cầm Tiến Đạt – Đông Anh, Hà Nội. Chuyên cung cấp các loại gia cầm giống trên phạm vi toàn quốc. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giống gần 15 năm, đây là công ty được nhiều người chăn nuôi tin tưởng và đánh giá khá cao về chất lượng cũng như dịch vụ

6. Công ty TNHH MTV Giống gia cầm và Thuốc thú y Quang Thi – Quế Sơn, Quảng Nam (cơ sở 2 ở quận 12, TP. HCM). Chuyên cung cấp các loại gà, vịt giống với nguồn giống đa dạng, giá cả cũng khá phù hợp với nhiều hộ dân.

Bán Gà Ai Cập Giống Chuẩn Giá Rẻ

Giá: Liên hệ 0941.771.563

Chi Tiết Con Giống

*** Ưu điểm gà Ai Cập

– Gà Ai Cập là giống gà có tính thuần, hiền lành, dễ nuôi nên có thể nuôi theo nhiều hình thức như nhốt tập trung hay nuôi bán thả, hoặc nuôi trong nông hộ đều được.

– Gà Ai cập có tầm vóc trung bình, chân cao, rất nhanh nhẹn, bộ lông đen đốm trắng, chân chì

– Gà Ai Cập không chỉ cho năng suất về trứng, thịt của giống gà này cũng khá săn chắc và ngon được nhiều người ưa chuộng.

– Gà Ai Cập có khả năng chịu kham khổ tốt, thích hợp với mọi thời tiết,

– Gà Ai Cập nuôi từ lúc 22 tuần tuổi đạt trên 96%, cho tỉ lệ đẻ trứng cao nhất là 85%. Mỗi năm gà cho năng xuất đẻ trứng khoảng 200-210 quả/ năm

A. THÔNG TIN GIỐNG GÀ AI CẬP

Gà Ai Cập là một giống gà thả vườn, siêu trứng, có giá trị kinh tế cao có nguồn gốc Ai Cập cho sản lượng trứng cao 200 – 220 quả/năm, Trừng gà có tỷ lệ lòng đỏ cao nên giá trị dinh dưỡng rất cao, chất lượng trứng ngon, được mang vào nước ta từ tháng 4/1997. Giống Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao. Đến 20 tuần tuổi kết thúc giai đoạn hậu bị gà bước vào giai đoạn sinh sản. Gà có khả năng chống chịu bệnh thật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi.

– Năng suất trứng/mái/70 tuần: 205,5 quả

– TTTĂ/10 trứng giống: 1,96 kg

– Protein: 20,64%

– Lipít: 0,88%

– Sắt: 6,02 mg/100g

– DHA: 53,2 mg/100g

– Cholesterol: 81,9 m g/100g

** Sản phẩm thu được từ gà Ai Cập

B. KỸ THUẬT NUÔI VÀ CHĂM SÓC GÀ AI CẬP

1. Giai đoạn gà đạt từ 0-9 tuần tuổi:

– Chuồng nuôi: Phải được để trống từ 15-20 ngày trước khi mang gà vào nuôi và phải quét vôi nồng độ 40%, tiêu độc bằng dung dịch xút NaOH 2% với liều 1 lít/m2. Trước ngày thả gà 1 ngày cần phun tẩy uế cho chuồng bằng dung dịch formalin 3%, sau khi phun khoản 5 giờ sau mở cửa cho bay hết mùi rồi thả gà vào nuôi.

– Dụng cụ nuôi: Cần phải được vệ sinh sạch sẽ, máng ăn, uống, chụp sưởi, rèm che, quây gà, chất độn chuồng, v,v..

– Gà con sau khi nở chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt cần phải có hệ thống sưởi để cung cấp nhiệt độ bằng đèn hồng ngoại, chụp sưởi…

Phải dùng quây để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây khoảng 150-200 con một ngày tuổi. Quây làm bằng cót ép hay tấm nhựa, lưới sắt, cao 50- 60cm, đường kính 2-2,5m.

– Chất độn chuồng có thể là trấu, phoi bào, cỏ rơm khô băm nhỏ,… phải được phơi khô, phun sát trùng Formol 2%.

– Chọn : Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, trọng lượng khoảng 30-32g/con.

– Thức ăn: Phải được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng (đạm động thực vật, khoáng vi lượng, vitamin). Trong 2 tuần đầu dùng khay cho gà ăn. Mỗi ngày cho ăn từ 9-10 lượt để thức ăn luôn mới, tránh lãng phí và ô nhiễm.

– Phải thường xuyên vệ sinh thu dọn chất thải

– Thường xuyên quan sát loại bỏ những con gà có dấu hiệu bệnh không để lây bệnh cho những con khác

2. Giai đoạn gà từ 10-21 tuần tuổi (gà dò, hậu bị):

– Có thể kết hợp nuôi chăn thả vườn để gà có thể vận động và tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Nhưng vào những ngày mưa ẩm không nên thả vì gà dễ bị nhiễm bệnh.

– Đến 18-21 tuần tuổi nếu gà chậm phát dục cần tăng thêm thức ăn bổ sung và các vitamin A, D, E bồi dưỡng cho gà đẻ tốt.

3. Giai đoạn gà trên 21 tuần tuổi (gà sinh sản):

Đây là thời kỳ gà sinh sản, chọn gà biểu hiện phát dục bằng độ sáng bóng của lông, mào, tích, bộ lông áp sát vào thân. Mật độ nuôi 5-6 con/m2.

– Giai đoạn này cần bổ sung thêm ánh sáng bằng cách thắp điện vào buổi tối để đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày, khoảng 1 bóng điện 60W treo cao 2m cho 20m2 chuồng.

– Thức ăn cần bổ sung bột đá, vỏ sò gấp 2-3 lần để gà tạo vỏ trứng, sử dụng thêm 8-10% thóc mầm trong thức ăn để tăng khả năng sinh sản, tỉ lệ phôi và tăng lượng vitamin bằng cách cho ăn thêm rau xanh.

– Đảm bảo nước uống thường xuyên, sạch, ngày thay nước 2-3 lần:

– Thu gom trứng 3-4 lần/ngày để đảm bảo trứng sạch và tránh bị dập vỡ

C. MỘT SỐ LƯU Ý

– Xây chuồng trại phải chọn nơi cao ráo, đảm bảo giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, cách xa khu dân cư sinh sống. Nền chuồng bằng bê tông, chất độn chuồng bằng trấu đã được rắc vôi và phun khử trùng, tiêu độc.

– Khi đưa gà vào nuôi cần chuẩn bị vật chất kỹ thuật như lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, chất độn chuồng… Thời điểm gà xuống chuồng nên để nhiệt độ giảm dần cho chúng thích nghi với nhiệt độ môi trường ngoài tự nhiên, phù hợp nuôi thả vườn. Thức ăn chủ yếu là cám tổng hợp, có thể trộn lẫn thức ăn với tinh bột ngũ cốc, rau xanh.

– Ở giai đoạn gà hậu bị, chú ý đến chế độ ăn, tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, điều này quyết định đến khả năng sinh sản sau này, chế độ ăn bảo đảm 45 gr thức ăn/ngày/con ở tuần thứ 7, sau đó tăng 3 – 4 gr/ngày/con. Thời điểm này nên bấm mỏ của gà trên để tránh xây xát khi chúng mổ nhau.

– Giai đoạn gà đẻ trứng phải chú ý đến chế độ ăn và làm ổ đẻ. Chuồng phải luôn sạch sẽ, khử trùng trước khi thả gà vào từ 2 – 3 tuần; máng ăn, máng uống cũng được sát trùng trước đó. Gà 20 tuần tuổi bắt đầu cho trứng, ở giai đoạn này cho ăn theo định mức 100 gr thức ăn/ngày/con, sau tăng dần lên duy trì ở mức 115 gr/ngày/con. Đến khi gà chuẩn bị thải thì giảm lượng thức ăn.

– Giá trứng thương phẩm trung bình khoảng 3000/quả. Trung bình gà cho trứng khoảng 14 tháng là giảm năng suất đẻ trứng, giai đoạn này bà con nên xuất chuống bán gà thương phẩm.

D. CHIA SẼ CỦA BÀ CON CHĂN NUÔI

Anh Hoàng (chủ một trang trại nuôi gà Ai Cập) cho biết. Trứng gà Ai Cập phù hợp với mọi lứa tuổi, hơn nữa trứng gà Ai Cập thuộc dạng “hàng hiếm” nên không đủ để cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, cũng có thể nuôi gà Ai Cập làm thương phẩm vì thịt săn chắc, thơm ngon với giá từ 90-110 ngàn đồng/kg. Hiện nay, mặc dù các mặt hàng nông sản xuống giá nhưng đàn gà đẻ của gia đình anh mỗi tháng cũng cho thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí.

Theo kinh nghiệm từ anh Hoàng, kỹ thuật nuôi gà Ai Cập đơn giản như gà ta, nên nuôi khép kín tránh thất thoát, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Gà đẻ chỉ cho năng suất cao trong vòng một năm đầu, sau đó thanh lý để thay đàn (gà đẻ thanh lý sẽ bù vào giá đầu tư ban đầu), vì vậy để ốn định lâu dài người chăn nuôi phải làm 2 chuồng một chuồng nuôi hậu bị, một chuồng nuôi đẻ.

E. NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

Giá Gà Ai Cập Siêu Trứng. Trang Trại Bán Giống Gà Ai Cập Uy Tín Cả Nước

Có nguồn gốc từ Ai Cập, được nhập vào Việt Nam từ năm 1997, gà Ai Cập được nhiều người ưa chuộng. Với người mua, họ thích gà Ai Cập bởi thịt chắc, trứng có tỉ lệ lòng đỏ cao, nhiều dinh dưỡng, vị đậm đà. Là người nuôi, bà con nông dân thích giống gà này bởi nó có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi, sản lượng trứng hàng năm cao. Bài viết sẽ gửi đến bà con một số thông tin về giá gà Ai Cập siêu trứng và giới thiệu một vài địa chỉ bán giống gà Ai Cập uy tín.

Với trứng gà Ai Cập, giá xuất bán ra thị trường có thể dao động từ 3.000 – 5.000 đồng/ quả. Gà Ai Cập giống 1 ngày tuổi được bán với giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/con. Đặc biệt, ở một số nơi, gà giống sẽ được bán với giá khác nhau dựa trên các tiêu chí: gà thuần hay gà lai, bán đổ xô hay bán chọn gà mái riêng (mua xô rẻ hơn mua chọn mái), gà mái trắng hay mái đen hoặc mái vằn ( mái vằn đắt hơn hai mái còn lại).

Ở những địa phương mà trứng gà Ai Cập được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán gà Ai Cập ngang bằng với giá gà kiến và cao gần gấp 2 so với gà công nghiệp, thì gà Ai Cập thương phẩm cũng được đánh giá cao, từ 90.000 – 110.000 đồng/ kg. Gà già bán cũng được 70.000 – 80.000 đồng /con.

Đến nay, tại Việt Nam đã nuôi thử nghiệm thành công giống gà siêu trứng VCN-G15 (lai giữa gà Ai Cập và gà trống Ukraine). Ưu điểm của giống gà này là nhanh nhẹn, có thể nuôi theo nhiều hình thức (nuôi nhốt tập trung, nuôi trong nông hộ, nuôi bán thả).

Công ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

Đây là cơ sở cung cấp giống gà, vịt, ngan, ngỗng tới tất cả các địa phương trong toàn quốc.

Địa chỉ : Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

Điện thoại : Ms Thu Hà : 0983.882.813 – 0941.771.563

Website : www.traigiongthuha.com

Email : [email protected]

Trang trại gà An Phú

Tại trang trại này, người mua có thể liên hệ mua các giống gà, ngan và vịt giống đảm bảo chất lượng.

Địa chỉ : Đối diện cổng Trường THPT Mường Kim – Mường Kim – Than Uyên – Lai Châu

Điện thoại : 098 340 68 61

Email : [email protected]

Công ty CP giống gia cầm Tiến Đạt

Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giống, công ty phục vụ nhu cầu về gia cầm giống của bà con toàn quốc.

Công ty TNHH MTV Giống gia cầm và Thuốc thú y Quang Thi

Không chỉ bán giống cho các hộ dân ở Quảng Nam, công ty này còn có cơ sở tại chúng tôi để cung cấp giống gia cầm cho bà con.

Địa chỉ: Thôn Dưỡng Mông Đông – Xã Quế Xuân 1 – Huyện Quế Sơn – Quảng Nam.

Quy Trình Nuôi Gà Siêu Trứng: Gà Ai Cập, Gà Ai Cập Lai (Ag1)

Gà Ai cập lai (AG1) là con lai gà hướng trứng giữa gà VCN-G15 với gà Ai cập thuần, gà có đặc điểm ngoại hình không đồng nhất từ khi gà 01 ngày tuổi và giữ nguyên đến trưởng thành, trong đó có trên 40% gà có lông màu trắng toàn thân, đôi chỗ có điểm đốm lông đen còn lại hơn 60% gà có lông màu đen, màu xám. Gà có mào đơn, dái tai trắng bạc, chân cao, da chân màu trắng và cũng có con có da chân màu xám đen. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của gà như sau: Khối lượng cơ thể tại 19 tuần tuổi của gà mái 1350-1390g/con, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 225-228 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,85kg, khối lượng trứng từ 46-47g/quả

I. GIỚI THIỆU GÀ AI CẬP LAI (KÝ HIỆU AG1)

Gà Ai cập lai (AG1) là con lai gà hướng trứng giữa gà VCN-G15 với gà Ai cập thuần, gà có đặc điểm ngoại hình không đồng nhất từ khi gà 01 ngày tuổi và giữ nguyên đến trưởng thành, trong đó có trên 40% gà có lông màu trắng toàn thân, đôi chỗ có điểm đốm lông đen còn lại hơn 60% gà có lông màu đen, màu xám. Gà có mào đơn, dái tai trắng bạc, chân cao, da chân màu trắng và cũng có con có da chân màu xám đen. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của gà như sau: Khối lượng cơ thể tại 19 tuần tuổi của gà mái 1350-1390g/con, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 225-228 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,85kg, khối lượng trứng từ 46-47g/quả

Quy trình này được áp dụng chăn nuôi gà ap cập lai AG1 đẻ trứng thương phẩm cho các cơ sở trang trại và gia trại

III. KHỬ TRÙNG TRƯỚC KHI NUÔI GÀ

3.1. Sau mỗi đợt nuôi cần dọn dẹp, vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, sau khi làm sạch cẩn thận mới đưa gà vào nuôi lứa mới

3.2. Tám bước làm mới lại chuồng sau mỗi đợt nuôi gà

1.2.3.45.6.7.8.Đóng kín bạt che chuồng và cửa ra vào, ủ chuồng trong thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày, sau đó mới được nuôi lứa mới Phun sát trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ chăn nuôi, bạt che Quét vôi toàn bộ nền chuồng, tường bao, lối đi hành lang Sửa chữa nền chuồng những chỗ bị hỏng và để khô .Rửa sạch nền chuồng vách ngăn, bạt che không được để cặn phân dính trên tường và trên nền Quét mạng nhện trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng Tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi đem ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch Dọn chất thải, độn lót chuồng đưa ra ngoài xa để ủ nhiệt sinh học

3.3. Trước khi nhận gà vào nuôi 1 ngày cần phun sát trùng tiêu độc lại toàn bộ khu nuôi gà con và các dụng cụ bằng hóa chất sát trùng như Haniodine, hoặc Chloramin 1% (100g pha loãng với 10 lit nước để phun), sau đó mở bạt để thoáng chuồng cho bay hết mùi rồi mới đưa gà vào

3.4. Rửa sạch bể chứa nước và sát trùng, sau đó đóng kín nắp và cấp nước dự trữ dùng cho gà uống

3.5. Người nuôi gà phải có quần áo riêng và ủng sạch để thay khi vào chăn nuôi gà

IV. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ CON GIAI ĐOẠN 0-9 TUẦN TUỔI

4.1. Chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi

4.1.1 Rèm che: Rèm che bằng vải bạt hoặc bao tải dứa tận dụng may lại phù hợp với diện tích cần dùng

4.1.2. Chất độn chuồng: Dùng bằng trấu sạch và khô

4.1.3. Hố sát trùng được xây vỉa trước cửa ra vào. Có thể là khay sát trùng làm bằng tôn đựng thuốc sát trùng để nhúng ủng trước khi vào chuồng. Chất sát trùng là vôi bột hoặc các hóa chất sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất Một ngày trước khi nhận gà, chất sát trùng phải cho vào hố sát trùng hoặc khay sát trùng

4.1.4. Quây úm gà: Làm bằng cót ép cắt dọc có chiều cao 50cm, khi quây tròn lại có đường kính 2m có thể úm được 200 gà

4.1.5. Chụp sưởi: Làm bằng tôn đường kính rộng 80-100cm, bên trong lắp 3 bóng điện xen kẽ nhau. Những nơi không có điện hoặc nguồn điện thất thường có thể dùng bếp than nhưng khi sưởi cần thiết kế đưa khí than ra ngoài

4.1.6. Máng uống: Sử dụng máng uống gallon chuyên dụng cho gà con định mức 50 con cho 1 máng. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn(hoặc máng ăn) theo hình rẻ quạt trong quây và cách đều giữa thành quây với chụp sưởi

4.1.7. Máng ăn: Trong 2 tuần đầu dùng khay ăn(khay bằng tôn hoặc bằng nhựa có kích thước 70 × 60cm) hoặc có thể dùng mẹt tre đường kính 60cm. Khay ăn được đặt trong quây xếp so le với máng uống. Các tuần sau dùng máng ăn P30 và P50

4.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con từ 0-9 tuần tuổi

4.2.1. Trước khi nhận gà vào quây phải

– Kéo rèm che kín chuồng

– Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh

– Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót

Kiểm soát nhiệt độ trong giai đoạn nuôi.

4.2.2. Nhận gà con vào quây

– Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại mới đưa gà vào quây

– Mật độ nuôi từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba là 22con/m2 chuồng, từ tuần thứ tư đến tuần thứ sáu là 18con/m2 chuồng, từ tuần thứ bảy đến tuần thứ chín là 14 con/m2 chuồng

4.2.3. Khi thả gà vào quây thực hiện tuần tự các công việc sau

– Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết

– Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng

4.2.4. Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà con chết, gà loại để tiêu hủy

4.2.5. Cho gà uống nước ngay trước khi cho ăn.

4.2.6. Khung nhiệt sưởi ấm cho gà như sau

Trong hai tuần đầu úm gà thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bị sưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt cho gà. Những dấu hiệu sau cần chú ý để điều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi

– Nhiệt độ cao, đàn gà tản ra sát vành quây, kêu và thở

– Nhiệt độ thấp gà tập chung quanh chụp sưởi

– Nhiệt độ thích hợp đàn gà phân bố đều trong quây

4.2.7 Cho ăn

– Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày. Nếu tự chế biến phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ghi trong bảng 2 của quy trình

– Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

+ Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

+ Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

– Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới

– Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50(40 -50con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

– Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần

4.2.8. Cho uống

V. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ DÒ VÀ GÀ ĐẺ

– Dùng máng uống gallon, hai tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit

– Máng uống được rửa sạch hàng ngày và thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm)

4.2.9. Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4, các tuần còn lại thắp sáng đến 22 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5-10lux tương đương 2-4w/m2 chuồng

4.2.10. Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở đi đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió. Tuy nhiên việc đóng và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà

4.2.11. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thương xuyên

4.2.12. Từ tuần thứ tư trở đi tiến hành chọn lọc và loại bỏ gà trống lẫn trong đàn và loại thải định kỳ những cá thể có khuyết tật hoặc bị bệnh

4.2.13. Từ tuần thứ 2 trở đi bắt đầu nới rộng quây úm và đến tuần thứ tư trở đi tháo bỏ hoàn toàn quây úm

4.2.14. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi

4.2.15. Cắt mỏ. Sau khi gà nuôi được 1 tuần sẽ tiến hành cắt mỏ, trước khi cắt mỏ cho gà uống vitamin K để chống chảy máu. Khi cắt mỏ chú ý cắt qua phần sừng. Cắt lại mỏ sau đó 8-10 tuần. Chỉ cắt mỏ khi gà khỏe mạnh. Không cắt mỏ khi gà đang có phản ứng với vacxin.

5.1. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng chăn nuôi

5.1.1.Rèm che: Dùng bằng vải bạt, hoặc vỏ bao tận dụng may lại

5.1.2. Hố sát trùng: Xây vỉa trước cửa ra vào kích thước 50 × 70 ×10cm

5.1.3. Máng uống: Dùng máng uống gallon loại 8 lít(100 gà có 2 máng) hoặc máng tôn dài 1,2m(100 gà có 1 máng)

5.1.4. Máng ăn: Dùng máng đại P50, nuôi gà giai đoạn từ 10-19 tuần tuổi bố trí 15 con đến 17con/máng. Nuôi gà đẻ 25con/máng

5.1.5. Ổ đẻ tính theo 5 con/ổ. Nên đóng ổ 2 tầng, mỗi tầng có 3 ngăn theo kích thước 35 × 35 × 35cm

5.1.6. Chuồng nuôi gà dò và gà đẻ có thể là chuồng chung hoặc chuồng riêng, trước khi đưa gà vào nuôi, công tác vệ sinh sát trùng làm đúng như mục khử trùng chuồng nuôi

5.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà dò hậu bị từ 10-19 tuần tuổi

5.2.1. Kéo rèm che mở hoàn toàn. Chỉ đóng rèm khi có gió to, trời giông bão, mưa to, quá lạnh và đàn gà bị bệnh đường hô hấp

5.2.2. Mật độ nuôi đảm bảo từ 14con đến 12con/ m2 chuồng tùy theo lứa tuổi gà

5.2.3. Cho gà ăn theo cách sau

– Dùng thức ăn gà hậu bị thức ăn hỗn hợp viên, nếu thức ăn tự chế biến phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà như ghi trong bảng 2 của quy trình

– Cho gà ăn bằng máng đại P50,. Máng được treo bằng dây, miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng. Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định

– Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn

– Lượng ăn của gà được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần

5.2.4. Cân gà kiểm tra khối lượng

– Hàng tuần cân gà vào 1 ngày cố định(dùng cân đồng hồ để cân), cân gà trước khi cho ăn, số gà cân bằng 10% số gà có mặt trong chuồng, cân từng con, sau đó tính khối lượng trung bình. Khối lượng trung bình có được sẽ làm cơ sở để so sánh với khối lượng tiêu chuẩn tại cùng thời điểm để đưa ra mức ăn hợp lý của tuần kế tiếp

5.2.5. Cho gà uống theo cách sau

– Dùng máng uống gallon cỡ 8lit hoặc cho uống máng dài (loại máng dài 1,2m bằng tôn được đặt trên rãnh thoát nước), máng uống dài cần phải có chụp bằng song sắt để gà không nhảy vào máng

– Máng uống đặt số lượng 100 con cho 2 máng uống gallon và 100con cho 1 máng uống dài

– Máng uống rửa sạch hàng ngày thay nước uống 2 lần(sáng, chiều)

5.2.6. Chiếu sáng: Ngừng cung cấp điện chiếu sáng ban đêm, chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày

5.2.7. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm

5.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ:

Áp dụng nuôi gà nhốt trên nền trải đệm lót

5.3.1.Mật độ nuôi đảm bảo từ 6con đến 7con/ m2 chuồng

5.3.2. Chiếu sáng: Cần thực hiện đúng theo các bước sau

– Kích thích chiếu sáng sẽ bắt đầu vào tuần tuổi thứ 19, bình quân mỗi tuần tăng thêm 1giờ để đạt được 16 giờ trong ngày

– Cường độ chiếu sáng đạt 10lux tức là 3-4W/m2, khoảng cách bóng đèn từ 3m đến 4m lắp 1bóng với công suất từ 40-60w

– Duy trì cố định thời gian chiếu sáng, không thay đổi tùy tiện thời gian chiếu sáng

5.3.3. Ổ đẻ xếp cạnh tường chuồng với chiều cao thích hợp 40cm, được đặt ở chỗ mát. Ổ thường xuyên được lót trấu sạch,

5.3.4. Chuồng nuôi để thông thoáng hoàn toàn, chỉ kéo rèm che khi có giông bão, mưa to tạt nước vào chuồng. Khi trời lạnh chỉ kéo bạt che nơi có gió thổi trực tiếp vào chuồng

5.3.5. Cho ăn

– Khi gà bước vào nuôi tuần tuổi thứ 19 chuyển thức ăn và cho ăn thức ăn gà đẻ

– Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn bắt đầu tăng mức ăn (tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 40%, 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và suốt thời gian đạt đỉnh đẻ

– Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột

– Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 90% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà

– Cho ăn: Bố trí máng ăn 24con/máng (dùng loại máng ăn P50), hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà có mặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ

5.3.6. Cho uống: Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn, hàng ngày vệ sinh máng uống. Máng uống dùng loại máng dài đặt trên rãnh thoát nước có chụp song sắt. Mật độ máng uống đặt 2 máng dài cho 100 gà(loại máng tôn dài 1,2m)

5.3.7. Chất độn chuông giữ khô sạch. Khi ẩm ướt phải thay ngay bằng trấu hoặc dăm bào đã sát trùng và rắc vôi bột vào chỗ nền chuồng bị ướt

5.3.8. Chọn và loại thải gà đẻ định kỳ

– Thời điểm bắt đầu chọn và loại thải gà đẻ bắt đầu sau thời điểm gà đẻ đạt đỉnh và đi xuống nhằm loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém Những gà đẻ kém có các biểu hiện như sau:

+ Mào rụt, chân khô, và nhẹ cân

+ Gà có bụng cứng, lỗ huyệt khô

+ Gà đang thay lông, hai bên sườn và cánh đang mọc lông măng

+ Mặc dù có các biểu hiện trên nhưng trước khi quyết định loại bỏ thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không

5.3.9. Thu nhặt trứng: thu nhặt trứng 3-4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải sếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng

5.3.10. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn và số trứng đẻ ra vào biểu hoặc sổ theo

Áp dụng nuôi gà nhốt trong lồng sắt

5.3.11. Đưa gà lên lống nuôi trước 4 tuần khi gà đẻ.

5.3.12.Mật độ nuôi đảm bảo 3con/ô lồng (1 lồng xếp 6 con ngăn thành 2 ô)

5.3.13. Chiếu sáng: Cần thực hiện đúng theo các bước sau

– Kích thích chiếu sáng sẽ bắt đầu vào tuần tuổi thứ 19, bình quân mỗi tuần tăng thêm 1giờ để đạt được 16 giờ trong ngày

– Cường độ chiếu sáng đạt 10lux tức là 3-4W/m2, khoảng cách bóng đèn từ 3m đến 4m lắp 1bóng với công suất từ 40-60w

– Duy trì cố định thời gian chiếu sáng, không thay đổi tùy tiện thời gian chiếu sáng

5.3.14. Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo 19-20ºC

KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ GIAI ĐOẠN NUÔI GÀ HẬU BỊ

5.3.15. Cho ăn

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO GÀ

– Khi gà bước vào nuôi tuần tuổi thứ 19 chuyển thức ăn và cho ăn thức ăn gà đẻ

CHƯƠNG TRÌNH VACXIN PHÒNG BỆNH Ở GÀ

– Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn bắt đầu tăng mức ăn (tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 40%, 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và suốt thời gian đạt đỉnh đẻ

– Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột

TỶ LỆ ĐẺ, NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ MỨC ĂN GỢI Ý

– Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 90% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà

Gà ai cập lai AG1 (gà lai có 3/4 máu Ai cập và 1/4 máu VCN-G15))

5.3.16 Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn

5.3.17. Thu nhặt trứng: thu nhặt trứng 3-4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải sếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng

5.3.18. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn và số trứng đẻ ra vào biểu hoặc sổ theo

Phụ lục

Bảng 1: Khối lượng cơ thể theo tuần tuổi và mức ăn gợi ý (gam/con/ngày)

Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng

Nguồn: Hạt Thóc Vàng

Bảng 3 Chương trình sử dụng vacxin phòng bệnh ở gà được tóm tắt như bảng sau:

Đối với vacxin cúm gia cầm trong quá trình nuôi gà sinh sản tiếp tục sau đó cách 4 đến 5 tháng tuổi lại tiến hành tiêm nhắc lại. Vacxin cúm gia cầm có thể dùng vacxin H5N1 của Trung Quốc hoặc vacxin H5N2 của hãng Intervet hà Lan sản xuất đều có giá trị bảo hộ như nhau

Bảng 4: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và mức cho ăn hàng ngày

– Khối lượng cơ thể 19 tuần 1350,4-1390g

– Tuổi đẻ 5%: 146-148 ngày

– Năng suất trứng/mái/năm; 225-228 quả

– TTTA/10 trứng 1,85-1,88kg

– Khối lượng trứng 46,7-46,9g

– Thích nghi tốt với các vùng sinh thái, dễ nuôi và đầu tư kỹ thuật trung bình