Top 11 # Xem Nhiều Nhất Quán Gà Sao Núi Đất Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

‘Vua’ Gà Sao Đất Tiền Giang

Đó là danh hiệu mà người dân địa phương vẫn thường quen gọi anh Trần Văn Lực (Hai Lực) ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) như vậy.

Chỉ với diện tích đất khoảng 1.000 m2 nuôi gà sao, nhưng mỗi năm cho gia đình anh nguồn thu hơn 200 triệu đồng.

Duyên phận với gà sao

Vốn là nông dân “nhà nòi”, Hai Lực rất đam mê tìm tòi phương kế làm ăn, đặc biệt có “duyên” trong lĩnh vực chăn nuôi. Đến nay anh cũng không nhớ đã từng trải nghiệm bao nhiêu mô hình chăn thả quanh miếng đất 1000 m 2 của mình nữa. Hai Lực kể mới đầu hết nuôi gà tàu thả vườn, đến đợt nuôi gà công nghiệp, vịt đẻ, làm lò ấp trứng gia cầm, nhà cung cấp giống gà cho toàn vùng ĐBSCL, sau lại chuyển qua nuôi heo thịt, heo nái… Tuy nhiên vì giá cả bấp bênh lại hay bị dịch bệnh hoành hành liên tục nên chưa có mô hình nào thành công. Nhất là sau đợt dịch cúm gia cầm xảy ra, gia đình anh bị thất thu 50 triệu đồng. Khi chuyển qua đầu tư nuôi heo thịt hy vọng gỡ vốn, chẳng ngờ lại tiếp tục “dính” ngay đợt dịch LMLM khiến anh muốn…”giải nghệ” nghề chăn nuôi!

Áp lực nuôi “gà kiểng” của Hai Lực phải chịu hàng loạt những lời cằn nhằn, trì chiết bên tai, nhưng anh vẫn cắn răng chịu đựng. Đàn gà sao lớn dần, đẻ được bao nhiêu trứng anh cho ấp nở gà con và quyết tâm để nuôi hết. Chỉ khoảng vài năm sau, đàn gà sao của Hai Lực đã tăng lên đến 700 con, trong đó có 200 gà mái đẻ và 500 con gà thịt. Hai Lực bắt đầu tính chuyện phải đưa gà đi tiếp thị, quảng bá ở các nhà hàng trên phố (TP.Hồ Chí Minh). Lúc đó, thị trường tiêu thụ còn quá mới mẻ, hơn nữa gà sao của anh cũng chưa đạt chất lượng, gà nhỏ ốm, kích cỡ lại không đồng đều nên rất khó tiếp cận khách hàng. Không nản chí, anh về tiếp tục đầu tư nghiên cứu thêm kỹ thuật nuôi, ấp trứng, nhân đàn phát triển gà sao. Một vận may nữa lại đến với anh khi có người bạn đồng ý cho anh mượn 2 con gà sao giống “ngoại” để về lai với gà sao giống địa phương. Kết qủa thật mỹ mãn, từ giống gà sao ban đầu chỉ đạt chưa đầy 1 kg/con, nay cho lai đồng loạt ra giống gà sao mới đạt trung bình 2,5 kg/con, thậm chí còn cho ra dòng gà sao trắng. Như có luồng gió mới thổi, Hai Lực quyết định dốc vốn đầu tư chuồng trại, nhân rộng đàn gà sao theo hướng công nghiệp.

Đặc sản gà sao “thượng hạng”

Hai Lực dẫn tôi vào tham quan trại nuôi gà sao nằm ở khu vườn, ruộng của gia đình anh (cách nhà ở khoảng nửa cây số). Nhìn đàn gà sao cả ngàn con bay nhảy với những màu lông lốm đốm hoa mơ rất mượt đẹp như…”gà kiểng”. Tôi hỏi, thả gà ở tận ngoài này, không sợ bị bắt trộm? Hai Lực cười bảo: “Giống gà này khó bắt chúng lắm vì chỉ cần một tiếng động nhỏ là cả đàn kêu inh lên là biết ngay, hơn nữa chúng bay, chạy rất lẹ…”. Theo Hai Lực, gà sao có sức đề kháng rất cao lại dễ nuôi. Thực tế, từ ngày anh nuôi gà sao đến nay cả đàn chưa bị mắc bệnh gì. Tuy nhiên, không chủ quan anh rất tích cực vệ sinh phòng dịch bệnh, ngoài thức ăn, lúa gạo anh cho gà ăn thêm các loại rau lục bình, cải…

Nay ngoài bán gà thịt thương phẩm, anh còn cho ấp trứng tiêu thụ gà giống trên thị trường 20 tỉnh thành toàn quốc. Nhất là vào thời điểm này, đặc sản gà sao là “thượng hạng” anh bán với giá 120.000 đ/kg, gà 90 ngày tuổi giá 200.000 đ/kg và gà giống 40.000 đồng/con (1 ngày tuổi). Có nhiều người trên phố tìm về hỏi mua dòng gà sao trắng của anh với giá 1 triệu đồng/con và trả 20.000 đ/quả trứng nhưng anh không bán, chỉ để nhân đàn. So với nuôi gà nuôi công nghiệp hay gà thả vườn thì gà sao có lợi nhuận tăng gấp 5-6 lần. Hiện tại đàn gà của Hai Lực đã tăng hơn 1.000 con gà sao bố mẹ và gần 4.000 con gà hậu bị, nuôi theo hình thức bán công nghiệp trên diện tích 1.000 m 2. Do vậy, đến nay tuần nào gia đình anh cũng có gà thịt xuất chuồng, nhất là gà giống không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trăn trở với nghề nuôi, Hai Lực miệt mài nghiên cứu, tìm tòi các phương cách phát triển và tìm thị trường ổn định… Gặp chúng tôi, anh khoe, hiện đã xây dựng được 20 “vệ tinh” tại địa phương nuôi gà sao cho anh. Đồng thời, anh còn giúp giống, kỹ thuật nuôi cho nhiều hộ gia đình khác quanh xóm ấp cũng bắt đầu vào nghề nuôi gà sao như anh. Mặc dù mới chỉ khởi động với nghề nuôi gà sao, nhưng nay nhiều hộ dân đã thoát nghèo. Với “nghiệp nuôi” gà sao của Hai Lực thành công, nhiều nông dân, đoàn cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y từ tỉnh, khu vực đến tham quan mô hình chăn nuôi của anh. Anh cho biết, hiện anh đang có ý tưởng xây dựng đề án thành lập HTX nuôi gà sao, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đồng thời lập lò giết mổ tập trung, hướng đến mô hình sản xuất khép kín liên hoàn và từng bước xây dựng thương hiệu gà sao sạch!

MINH SÁNG

Update Sao Thứ 2 Của Ô Còi Trên Đất Bắc

Tác giả

Ông bạn chơi cùng mình ở Bà Rịa cho mượn trống để đúc, đúc xong ông ấy được lại quả con gà này, khổ 1 nỗi là con gà nó quá bé so với trạng gà trong Nam mà thử chân thấy tốt quá nên ông ấy ko lỡ thịt, gọi mình xuống bắt về nuôi.Trong tay mình thì e nó thể hiện là con gà quá bản lĩnh, là con gà gân cần ống chỉ, nặng vỏn vẹn có 2.4kg, được mình chăm bẵm mãi mới lên được 2.55kgĐi vần toàn phải múc gà hơn ít nhất 2 lạng nhưng ko con nào chịu được quá 2 ôm (20 phút/ôm) mà ko thả cần.Mình gửi về Bắc cho anh trai nuôi được 2 tuần thì ra độ, vừa đá CN vừa rồi ăn gà hơn cả 3 thành, mới sang đầu hồ 3 gà bạn kéo còi.Đối thủ nào sau trận đấu cũng đầu to như quả cà chua ^^

Trận 2: Sau 1 tuần thắng trận 1, e nó được đẩy sơ hơi lại để hôm nay đá

Hôm nay e nó gặp đối thủ lông 2 đã có 8 sao, kết quả sau 2 hồ đối thủ bị ô còi lột sạch 8 sao

Hnay ông a mình ko chụp được ảnh nên ko có ảnh đối thủ cho ae xem

Người sửa: Gà ta – 14/12/2014 lúc 7:36pm

gà trắng xóa, đối thủ trắng tinh. không thấy gì bạn ơi.

Up.ảnh lỗi r chủ kê, nghe dành sao là chúc mừng r

Trong môn gà chọi thị tài và hiếu thắng là con đường ngắn nhất dẫn đến thất bại

Xin lỗi các bác do lỗi kỹ thuật, e sẽ up ảnh từ từĐây là đối thủ của e nó sau 2 hồ http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/index.php?lang=french – hébergeur images

Còn đây là e nó sau 2 hồ, ko đau bằng 1 kì vần ở Vũng Tàu. Đối thủ ở trên 2.6kg cao hơn, e nó 2.55kg http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://post.org/index.php?lang=french – photo libre

Còn đây là hình ảnh e nó khi ở Vũng Tàu, trước khi bị cho vào thùng gửi ra Bắc http://postimg.org/image/lurh9pumf/full/ –

http://postimg.org/image/b5dshgitj/full/ –

http://postimg.org/image/cumvpiyiv/full/ –

http://postimg.org/image/ur29dnl8n/full/ –

http://postimg.org/image/7aaeevznr/full/ –

http://postimg.org/image/3yc3ll7wn/full/ –

http://post.org/index.php?lang=french – Hébergeur d’images

Chắc chân hầu mang tai phải tin, nghiệt và mau như máy khâu thì 2 hồ đối thủ mới không ra hình gà dư lày!

Sống bất nghĩa tai ương!Sống bất lương tù ngục!Phải cầu xin là nhục!Phải khuất phục là hèn!Hay đố kị nhỏ nhen!Hay ép chèn độc ác!

Mình thích nó vì nó đánh nghe độc tiếng chân, chạm mỏ là lên chân, mà đã nên là lên 3, 4 phát mộtTrông phong phanh nhưng lại tải đòn rất tốt, từng vần với gà hơn 2 lạng, mặc dù e nó bị bơm toàn vai kiềng đốc cần mà sau 2 hồ gà bạn lại gãy cần.

Gà ta viết:

Mình thích nó vì nó đánh nghe độc tiếng chân, chạm mỏ là lên chân, mà đã nên là lên 3, 4 phát mộtTrông phong phanh nhưng lại tải đòn rất tốt, từng vần với gà hơn 2 lạng, mặc dù e nó bị bơm toàn vai kiềng đốc cần mà sau 2 hồ gà bạn lại gãy cần.

Chúc mừng e,e này bắt 4ch fải hok?

vất vã ! chúc mừng

Cưa 2 mang đánh mé xien!

Thông báo tình hình với ae là hôm nay lúc 19h ngày 14/12 e nó vừa dành sao thứ 2 trên đất Bắc, đối thủ là gà lông 2 mang 8 sao trên người.

Kết quả sau 2 hồ ô còi cướp được 8 sao của đối thủ lông 2

Up video đi bác! mắt thấy vẫn hơn tai nghe!

Gà ta viết:

Thông báo tình hình với ae là hôm nay lúc 19h ngày 14/12 e nó vừa dành sao thứ 2 trên đất Bắc, đối thủ là gà lông 2 mang 8 sao trên người.

Sao chưa thấy đt mời tụi a đi ăn mừng e?

Kiếm Tiền Tỷ Nhờ Vào Gà Bảy Núi

Bạn đã bao giờ nghe qua cái tên 7 núi, hay còn gọi là Thất Sơn chưa? Vùng đất An Giang quê tôi lạ lắm, đã từ bao đời nay người ta vẫn còn thắc mắc sao lại có đến 37 ngọn núi ở giữa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết rằng ở những nơi có núi, trước kia đều là vùng biển, trải qua bao thời gian biến đổi đã tạo nên những ngọn núi hùng vĩ.

Ấy thế mà An Giang quê tôi, không phải là vùng biển mà vẫn có núi, và có đến 37 ngọn núi hùng vĩ không thua bất cứ nơi đâu. Nhưng đẹp nhất và nổi bật nhất phải kể đến 7 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Chính vì thế mà người ta đã gọi vùng này là vùng Thất Sơn – 7 núi. máy ấp trứng chất lượng cao

Loại gà này sống ở vùng hoang dã có tiếng gáy rất hay và có thể bay như chim vì sức khỏe khá là mạnh so với gà thong thường của chúng ta thường nuôi. Và ngươi dân ở đây rất thích vì gà có bản tính rất lỳ đòn khi ra chiến trường.vì vậy nó là loại giống gà quý hiếm ở việt nam.đặc biệt các quý ông rất thích ăn để về nhà vợ khen…nhưng cái gì thì cũng có cái giá của nó, giống gà này rất khó nuôi nên rất quý không phải ai biết nuôi là cũng nuôi được.may

Được các người dân cho biết, gà này thường xuất hiện ở trên vùng đồi núi các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang). Nhưng vì thường bị săn bắn nhiều nên hiện giờ chỉ còn vài con ở núi Cấm, núi Dài.Nhiều người nghe về lợi nhuận của gà này rất cao nếu nuôi được nên ai cũng muốn săn về thuần chủng.nhưng sự thật thì chưa có ai nuôi được giống gà này mặc dù đã săn gần hết khu vực an giang này về nuôi.Có người vào rừng may mắn hốt nguyên ổ gà về, nhưng thuần dưỡng thì gà rừng vẫn chẳng thể thành “gà nhà”.ap

Từ những câu chuyện rỉ tai của anh lái xe đưa rước khách lên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang), chúng tôi nghe được mô hình thuần dưỡng, nhân nuôi gà rừng Bảy Núi có thể coi là độc nhất tại An Giang được phát triển thành công ngay dưới chân núi Cấm. Chủ nhân của mô hình là một thầy giáo trẻ tên Bùi Trọng Khang (34 tuổi), giáo viên dạy Hóa, đang công tác tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang).trung

Trại gà rất nhỏ chỉ rộng khoảng 30 m2 đất phía sau ngôi nhà anh Khang. Anh cho biết: “Tôi là dân núi Cấm nên từ nhỏ đã mê gà rừng Bảy Núi. Tình cờ một lần tôi lên núi cấm bẫy được 2 con gà mái va 1 con gà trống. tôi nảy ra ý định đem về thuần hóa chúng. Lúc đầu, việc chăm sóc cũng khó do nó là loại sống nơi hoang dã nên cho ăn thì không ăn.. tôi nằm suy nghĩ cả đêm rồi nãy ra ý tưởng cho chúng vào sống chung với gà nhà,vì nó thấy được thức ăn mà chủng loài của nó ăn được thì tất nhiên nó cũng ăn theo. Rồi từ đó từ từ nó quen rồi tôi mới nuôi được.rồi tôi mới bắt đầu lai tạo chung với gà tre ở nhà. Ðến nay, tôi nuôi gà rừng cũng được năm năm rồi”. Trong khuôn viên khoảng 30 m2 với 10 chuồng gà, khoảng sân cát để gà tìm bới và một máy ấp trứng mua của chị Hoàng Phương quận 7 tphcm đã cho ra đời hàng nghìn chú gà rừng Bảy Núi quý giá. Hiện, trại có 22 gà mái đang kỳ đẻ trứng và hơn hai chục chú gà trống đầy đủ những đặc trưng riêng biệt như mồng tích, chân nâu đen, tai trắng…. Số gà rừng trong chuồng lên đến hàng trăm con, gà mẹ đẻ đến 200 trứng một đợt. Nếu có mái ấp trứng đàng hoàng, tỷ lệ gà con sống có thể đạt tới 80%. Thu nhập của gà này tuy không nhiều nhưng nhờ nó cũng đủ trang trải với lương ít ỏi của ngành giáo viên mà 2 vợ chồng có thể sinh sống. Hiện gà trống rừng Bảy Núi được anh Khang bán với giá 1,5 triệu đồng/con.ap trung

Thu nhập bình quân từ mô hình bảo tồn, chăm sóc, nhân nuôi giống gà rừng quý hiếm Bảy Núi của thầy giáo trẻ Bùi Trọng Khang khoảng hơn 50 triệu đồng/năm.Vì muốn có thu nhập thường xuyên nên anh chỉ bán gà trống về đá chơi thôi chú anh không bán gà mái vì dân gian thường có câu : con chó giống cha, con gà giống mẹ, vì thế anh luôn muốn độc quyền trong lĩnh vực gà bảy núi này.

anh không bán gà mái không phải vì muốn độc quyền mà do đã có không ít người đang cố lai tạo gà mái rừng Bảy Núi nguyên chủng với các loại gà khác dẫn đến nguồn gien quý, đặc trưng của gà rừng Bảy Núi đang có nguy cơ mất đi. Nếu mất giống thuần chủng gà rừng Bảy Núi, không chỉ mình tiếc mà tất cả những ai yêu gà rừng Bảy Núi này cũng tiếc”, anh Khang bộc bạch.may ap

Ngày nay, trong khi nhiều loài gia cầm, thú tự nhiên quý hiếm đang ngày một bị tận thu, tận diệt thì mô hình thuần dưỡng, chăm sóc, nhân nuôi, bảo tồn nguồn gien gà rừng Bảy Núi quý hiếm của thầy giáo Bùi Trọng Khang cần được nhân rộng.ap trung

Tỷ Phú Gà Tây Phố Núi

Anh Hải với chú gà Tây trống đẹp nhất đàn

Gà Tây, còn gọi là gà lôi, có nguồn gốc từ gà Tây rừng sống ở Bắc Mỹ và Mexico. Trước đây, người Đà Lạt rất xa lạ với loại gà Tây to lớn, trông khác thường, có nguồn gốc hoang dã. Nhưng nay, loại gia cầm cho mức thu nhập khá cao này được nhiều người biết đến gắn với tên của một tỷ phú nông dân có biệt danh: “Hải gà Tây”.

Phía trước căn nhà cấp 4, nơi anh Hải cùng gia đình sinh sống, là một cánh đồng trồng rau xanh rộng gần 4ha và xung quanh là các chuồng trại. Trong nhà, trong chuồng, ngoài vườn chất đầy trứng giống. Gà con mới ấp nở, gà giống, gà thịt kêu chí chóe… Với giá đất thành phố hiện tại, cộng với 1.000 con gà Tây giống, trên 100 con gà rừng, mấy cặp công xanh Việt Nam, rồi mấy cặp trĩ đỏ, trĩ bảy màu (loài quý hiếm)… tính sơ, tài sản của gia đình ông chủ tròn 50 tuổi – Lê Hùng Hải đã ngót… vài tỷ đồng!

Để có được gia sản như hôm nay, ngoài sự lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đối với anh Hải còn có cả “mối duyên”! Anh Hải kể lại, vợ chồng anh người Cần Thơ, năm 1990 đưa nhau lên Đà Lạt lập nghiệp. Vốn liếng mang theo chỉ mua được vài sào đất ruộng trong con hẻm sâu của đường Phạm Hồng Thái (phường 10 – Đà Lạt) dựng tạm căn nhà nhỏ làm nơi trú ngụ bắt đầu những ngày tháng mưu sinh. Ngày ngày, vợ trồng rau, chồng chở ra chợ bán và tranh thủ lúc nhàn rỗi chạy xe thồ. Chật vật tối tăm mặt mũi cốt đủ cái ăn và nuôi hai con học hành. Nhân một lần về thăm Cần Thơ, anh Hải mang theo mấy con gà Tây lên Đà Lạt nuôi chỉ để cho vui và giữ nhà (loại gà này kêu rất to khi có động hay người lạ). Từ đó, anh phát hiện giống gà này không những dễ nuôi mà còn lớn rất nhanh nhờ khí hậu mát mẻ của trời Đà Lạt. Vợ chồng anh bàn nhau và quyết định mở rộng, nhân lên nuôi thành đàn. Lứa gà “thử nghiệm” đầu tiên với 70 con cho kết quả rất khả quan. Sau 6 tháng, gà trống có trọng lượng từ 8-9kg; gà mái khoảng 4kg. Đặc biệt từ tháng thứ 7, gà mái bắt đầu đẻ trứng (mỗi lứa đẻ từ 20-40 quả) và ấp nở thành gà con. Trong những năm 2004-2005, giá thịt gà Tây bán trên thị trường 80.000 đồng/kg hơi, gà con giống 100.000 đồng/con (một tháng tuổi) và bán rất chạy.

Nhận thấy gà Tây đem về nguồn thu nhập cao, điều kiện chăn nuôi chuồng trại lại dễ dàng (chủ yếu chăn thả từng đàn trong vườn, dưới các đồi thông, bãi cỏ…), vợ chồng anh Hải tập trung đẩy mạnh số lượng con giống, tăng đàn. Cùng với số tiền tích lũy được, anh Hải vay thêm bảy triệu đồng vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân phát triển của Hội nông dân phường 10 đầu tư xây dựng chuồng trại, mua thêm đất mở rộng diện tích trồng rau xanh, mua thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gà và các phương tiện khác… Để chăm sóc thật tốt đàn gà, anh Hải nghiên cứu nhiều tài liệu, sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cũng như tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do Trung tâm Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Qua nghiên cứu đặc tính, anh phát hiện gà Tây mái biết ấp trứng nhưng không biết chăm sóc gà con (như gà ta) nên số lượng gà con sống không cao. Để gia tăng số lần đẻ cho gà mái trong năm, anh Hải đã tự nghiên cứu, sáng chế ra máy ấp trứng bằng điện công suất ấp trên 500 trứng/mỗi lần. Gà con vừa nở được anh tách ra và nuôi trong lồng kín gió, được sưởi ấm bằng bóng đèn điện, chăm sóc gần một tháng tuổi là có thể bán con giống hoặc nuôi đại trà lấy thịt…

Giai đoạn 2005-2007 là thời điểm đàn gà Tây của anh Hải đông nhất, có lúc gần 3.000 con gà thịt, hàng trăm con gà giống và vài ngàn gà con. Hiện nay, nhờ ấp và lai giống thành công các loại gà, trong vườn nhà của anh nông dân này còn chăn nuôi hơn 100 con gà rừng, vài cặp công xanh Việt Nam, vài cặp trĩ đỏ và trĩ bảy màu. Những cá thể mới này đều được anh tìm mua trứng (có khi gửi mua ở nước ngoài) về và ấp nở thành công. Riêng gà rừng, anh mua con giống về cho giao phối với gà nhà (giống gà tre) đẻ ra gà rừng lai. Hiện anh đang có hơn 100 con giống chuyên đẻ trứng và ấp nở gà rừng con bán cho các nhà vườn, du khách có nhu cầu mua với giá rất cao.

Những năm trước, người Đà Lạt và du khách chưa quen với thịt gà Tây, anh Hải đã tự mang gà Tây và thịt gà Tây (do anh tự quay) đến giới thiệu, tiếp thị tại các nhà hàng. Sau một thời gian, khách nước ngoài rất ưa chuộng loại thức ăn khoái khẩu này và dần dần khách trong nước cũng muốn dùng thử. Vì vậy, một số nhà hàng đã đưa thịt gà Tây vào thực đơn cho khách lựa chọn. Hiện nay, năm nhà hàng lớn ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng đã ký hợp đồng lấy hàng thường xuyên của anh. Trung bình mỗi tháng, anh xuất từ 100-200kg gà thịt (giá mỗi kg gà hơi hiện tại 120.000 đồng) và 500 gà con giống bán ra thị trường.

Thời điểm này, anh Hải đang tập trung vốn đầu tư mở một lúc hai trang trại chăn nuôi tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), có diện tích 1ha và trang trại khác 1,5ha tại thôn K’ Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) – cách TP. Đà Lạt chừng 20km. Không những thế, anh “tỷ phú nông dân xứ sương mù” còn dự định mở một nhà hàng chuyên chế biến thịt gà Tây các món phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến cao nguyên Lâm Viên du lịch và nghỉ dưỡng.

Từ một anh nông dân nghèo phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề, “Hải xe ôm” của 10 năm về trước nay đã trở thành một tỷ phú.

Hiện tại, thu nhập mỗi tháng của “Hải gà Tây” từ việc bán gà thịt, gà giống các loại trên 80 triệu đồng. Ở những thời điểm lễ, Tết, mùa du lịch… số tiền kiếm được còn cao hơn

Bài, ảnh: Thanh Dương Hồng

Hai trang trại chăn nuôi đang được xúc tiến xây dựng (tháng 6-2011 sẽ đưa vào hoạt động) và vài ngàn gà giống đang chuẩn bị chăn thả là kế hoạch hướng tới mùa bội thu vào dịp cuối năm nay của “Hải gà Tây”. Anh cho biết, thời điểm gà Tây bán chạy và hút hàng nhất là vào dịp Noel, Lễ tạ ơn, Tết dương lịch…