Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Gà Mỹ Lại Cắt Mồng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Các Dạng Mồng Gà, Cách Cắt Mồng Và Lắc Tai Tích Gà

Mồng lá: tương đối mỏng,sơ đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu, phần trên cùng bao gồm 5 đến 6 gai mồng chóp chính giữa can hay chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước hay sau, tạo thành hình nửa ôvan khi nhìn tổng thể. Mồng phải luôn dựng thẳng, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái; mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm 3 phần: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.

Mông trà: mồng đặc, rộng, gần như bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, mà nó có thể ngóc lên như ở giống Hamburg, gần như nằm ngang như ở giống Rosecomb Leghorn, hay cong theo dáng đầu như ở giống Wyandotte. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai tròn nhỏ. Hình dáng thay đổi tùy giống gà.

Mông dâu: mộng thấp, độ dài trung bình, đỉnh đâu có ba khía, khía chính giữa hơi cao hơn hai bên, đính khía hoặc trơn lỳ hoặc có gai nhỏ; đặc điểm này được tìm thấy ở các giống gà Ameraucana, Brahma, Buckeyes, Cornish, Cubalaya and Sumatra.

Mồng chạc: mồng có hai nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc chẳng hạn như Houdan, Polish, Crevecoeur, La Fleche và Sultan.

Mồng trích: dạng mồng thấp, gọn và tương đối nhỏ, nó phải thật nhẵn nhụi, không lồi lõm và không phát triển quá phần đỉnh đầu.

Mồng vua: bao gồm một lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, hơi ngả về sau thành hình vương miện, nằm ngay chính giữa đỉnh đầu. Vành của vương miện được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. Chóp mọc từ giữa vương miện là lỗi nghiêm trọng.

Mồng đậu: dạng mồng thấp, gọn và tròn trĩnh. Ngả nhiều về trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.

Mồng ác: gần như tròn, đôi khi phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài; đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi, có hai hay ba chóp nhỏ phía sau bị mào che, đôi khi không có chóp nào.

Mồng óc: dạng mồng đặc, bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó.

Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau. Chẳng hạn mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như Lơ-go (Leghorn) và Rhode Island Red, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tuỳ vào mỗi giống gà.

Mồng lá là loại mồng phổ biến nhất và thường được thấy ở gà. Nhìn chung, mọi hình ảnh và biểu về gà (như cúp, con giáp…) đều thể hiện loại mồng này. Nó là một tấm thịt mỏng, nhẵn nhụi, mềm, kéo dài gốc mỏ cho đến đỉnh đầu. Đỉnh mào thường bao gồm nhiều gai (thường 5 hay 6) hoặc chóp.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với mồng lá đó là các chóp thường có xu hướng bị đông cứng và đổ khi khí hậu quá lạnh. Điều này khôn ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm hỏng dáng gà. Nhiều người chơi gà bảo vệ mồng bằng cách bôi keo paraffin vào mùa lạnh. Paraffin bảo vệ mồng và chống đông cứng.

Gà trống của một số giống gà chẳng hạn như gà chọi Anh (Old English), Modern English, gà chọi Mỹ (American Game) phải được tỉa mồng trước khi đem triển lãm. Tất cả các giống trên đều có mồng lá. Cắt mồng bao gồm việc loại bỏ tất cả những bộ phận gắn với đầu như mồng, tích và dái tai. Điều này cũng tương tự như việc cắt đuôi ở một số giống chó nhất định. Quy trình này thường được thực hiện bằng giải phẫu khi gà trống đạt trên 5 tháng tuổi. Nhờ phần này không thể mọc lại được nên chỉ cần thực hiện một lần đối với mỗi con gà.

Có thời, nhiều trại gà chủ động cắt mồng của tất cả gà khi chúng còn non để tránh bị thương và nhiễm trùng về sai, điều làm giảm giá trị thương mại của gà.

Mồng cũng thể hiện sức khoẻ của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc có vẻ nhăn nhúm hay xiêu vẹo, thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. Khi tham dự triển lãm, mồng tốt là dấu hiệu gà “mạnh khỏe”. Mồng gà chiếm 5 điểm trong điểm 100 của trọng tài. Thêm nữa, mồng đỏ tươi ở gà mái tơ thường có nghĩa gà sắp sửa đẻ trứng.

Do vậy, mồng được sử dụng vào vô số mục đích từ Thể hiện sức khỏe, độ sung mãn, chức năng giải nhiệt cho đến hấp dẫn gà mái. Nó có thể được dùng để hỗ trợ con người dưới nhiều hình thức. Sau cùng, nó dường như góp phần đem lại giá trị thẩm mỹ cho gà và một cái mồng to, đỏ tươi như để tuyên bố rằng chú ta thực sự “oai nhất xóm”.

Trong cách chơi gà chọi thì việc hớt mồng gà hay lắc tai tích cho gà không phải chỉ là xảo thuật làm cho con gà gọn gàng, đẹp ra sau khi được làm phẫu thuật nhưng chính là để giúp cho con gà được lợi thế khi lâm trận. Bên phía gà đòn, thì chủ kê thường chỉ hớt tai gà (mọc ở 2 bên mang dưới lỗ tai) và 2 cái tích mọc ở dưới mỏ dưới của gà.

Ở gà đòn không ai đi hớt mồng gà và hầu bò (phần da mọc dưới cổ họng) dù mồng gà có lớn như loại gà mồng lá (mào cờ), chủ kê vẫn để nguyên hình dáng của mào, vì mào gà được xem như “Mão thủ”, nó nói lên cái uy phong của con gà dưới dạng gà Văn hay gà Võ. Ít người biết hay để ý là mào gà là một trong những bộ phận giúp gà giải nhiệt trong người và là cái nhiệt kế đo thời tiết nóng lạnh ngoài trời giúp gà tùy cơ mà thích ứng. Riêng bên phía chơi gà cựa thì ngoài việc hết tại tích, chủ kê còn hớt luôn cả mồng gà do một số dòng gà đá dao, đá căm như gà Mỹ, gà Philippines, ở một số nước nói tiếng Tây Ban Nha và một số quốc gia ở Nam Mỹ có dạng mồng gà rất lớn. Chúng ta có thể hiểu được lý do là các dòng đá ở các nước nói trên hầu hết có hình dáng của mồng lá nên việc hớt mồng là cần thiết để giúp gà không vướng víu, gọn gàng khi giao đấu và tránh được gà đối phương ghim cựa vào mồng. Trong thi đấu mà gà bị ra và mất máu thì không những mất lợi thế và phần thua kế như nắm trong tay.

Ở Việt Nam, dù là gà đòn hay cựa thì việc cắt tai và tích đều được áp dụng. Phía chơi gà cựa thì đa số gà Việt có hình dáng mồng dâu, mồng chà, mồng trích, còn gà cựa có mồng lá phải nói là hiếm và rất ít, tuy thế nhưng việc hớt mồng lá ở bên phía chọi gà cựa cũng ít áp dụng vì mồng gà dễ tạo ấn tượng” và đặc thù riêng của dòng gà đó nên cũng ít người cắt gà có mồng lá.

Vậy gà ở vào tuổi nào thì việc cắt tai tích, xem là thuận tiện?

Nên tránh việc cắt tai tích, mồng gà ở lứa tuổi quá sớm vì làm như vậy gà sẽ mất sức và chậm lớn lại do việc gì phải bồi dưỡng vết thương. Gà trống choai vào lứa 7 tháng tuổi là bắt đầu học gáy, đây là lúc kích thích tố nam tính (hormone) được tạo ra nhiều để giúp gà phát triển hình dáng, mồng gà, thị tích, bộ lông. Đợi cho gà hoàn tất việc thay lông mồng và tai tích mọc dài ra, mặt gà đỏ gay, tiếng gáy rõ ràng như gà lớn – khoảng chừng 2 tháng tính từ lúc gà học gáy, lúc đó bắt đầu việc cắt tai tích và hớt mồng là vừa.

Áp dụng cách cắt tại tích mồng gà nào cho dễ và an toàn nhất ?

– Cách thứ nhất: muốn cắt tại tích cho gà thì kê cho 2 con gà vần xổ 1 hồ từ 10 đến 15 phút cho gà hung lên. Sau đó đem gà ra hớt tai và tích. Chuẩn bị băng bông để khử trùng vết cắt, lấy muối pha với bột than ở đít nồi bôi lên vết cắt, cũng có thể lấy cây cỏ mực gọi là cây nhọ nồi giã lấy nước cho gà uống và bã đắp lên vết cắt. Tuy nhiên cách mau lành nhất vẫn là lấy chỉ khâu vết thương lại và khử trùng vết cắt bằng cồn.

– Cách thứ hai: nhiều kỹ thuật khó giải thích như cho gà uống thuốc bổ B1, đến loại thuốc bổ khác, canh con trăng mọc, cắt vào buổi chiều trước khi cho gà vào chuồng ngủ, vv…

Việc cắt tại và tích cho gà chọi rất đơn giản và vết thương không quá nguy hiểm nên sử dụng cách thứ nhất rất an toàn và nhanh gọn. Tuy nhiên nếu phải cắt mồng gà thì cách thứ nhất không được xem là an toàn vì mồng gà lớn và có nhiều mạch máu hơn, nếu không biết cầm máu con gà dù có sống được nhưng sẽ bị mất sức và vết thương lâu lành. Cho nên nếu mồng gà cần phải cắt bỏ thì cách sau đây được xem là an toàn và mau lành nhất.

Trong cách cắt mồng an toàn này có 2 bước:

Bước chuẩn bị: Trước khi cắt mồng gà nên chuẩn bị một số việc và thuốc men như sau: thuốc viên Vitamin K, thuốc bột cầm máu, dao hay kéo phẫu thuật, bông bằng và cồn khử trùng.

Bước làm phẫu thuật: cho gà uống 1 viên vitamin K 1 tiếng trước khi làm phẫu thuật. Lau dao, kéo Bằng cồn, xong khử trùng bằng cách hơ trên lửa xanh đốt bằng cồn. Nên tránh việc cắt mồng gà bằng dao lam vì lưỡi dao quá mỏng, yếu chịu nên dễ lạng làm vết cắt không thẳng. Cắt xong lấy thuốc bột cầm máu và rắc lên vết thương. Thuốc bột sẽ giúp cho máu sinh sợi huyết và chỗ bị cắt máu sẽ đặc lại nhanh hơn. Cắt xong thả gà đi lại trong bội để dễ quan sát và chăm sóc khi cần. Nhốt chỗ thoáng mát một vài ngày đến khi vết cắt có mày khô (màu đen) sau đó thả gà đi lại tự nhiên. Tránh tắm gà trong lúc vết thương trên đầu chưa tróc lớp mày.

Trả Lời Câu Hỏi: Có Nên Cắt Mồng Gà Đá Và Cắt Thế Nào Cho Đúng?

Có nên cắt mồng gà đá hay không chính là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn và thắc mắc. Vì nhiều giống gà, mồng gà bị đổ và che mất tầm nhìn của gà.

Giúp cho gà chọi giải nhiệt: Giống như đôi tai của con voi, mồng gà là nơi giúp cho gà giải nhiệt bằng cách làm mát các dòng máu lưu thông qua mồng gà, tích gà.

Biết được tình trạng sức khỏe của gà: khi gà bị bệnh, mồng gà thường có màu nhạt, đậm hơn so với bình thường, có dấu hiệu nhăn nhúm hoặc nổi những đốm trắng.

Xem tướng thông qua mồng gà: mồng gà có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng mỗi loại lại mang đặc điểm riêng của từng con gà. Đây là cách xem tướng rất hay của các sư kê.

Chính vì quan trọng như thế, người ta mới phải cân nhắc rất kỹ có nên cắt mồng gà đá để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tướng gà.

Có nên cắt mồng gà không và phải làm như thế nào?

Cắt mồng gà không hề làm thay đổi đòn và lối đánh của gà, tuy nhiên lại làm cho nó đau đớn và có thể bị nhiễm trùng. Thêm nữa, vết cắt sẽ rất hay bị rách hoặc có thể lan rộng hơn khi các con khác mổ vào.

Tuy nhiên, nếu như có kinh nghiệm và làm theo những bước sau thì việc cắt mồng không còn là vấn đề quá nghiêm trọng:

Nên chọn ngày cuối tuần trăng để gà ít dồn màu lên đầu và chọn cắt vào buổi tối để gà được bình tĩnh hơn ban ngày.

Cho gà uống Vitamin K trước khi cắt tỉa.

Kéo sắc, cồn sát trùng, bột hoặc thuốc cầm máu, khăn để lau vết cắt.

Xác định đúng vị trí và hình dáng cần cắt vì sẽ không thể lấy lại được vết cắt nếu như quá tay.

Nên là hai người thì tốt nhất, tốt hơn khi có bác sĩ thú ý hỗ trợ.

Quấn chặt gà vào một chiếc khăn to để hở đầu và chân đồng thời giữ thật chắc gà để tránh cựa quậy.

Tiến hành sát trùng giao và mồng sau đó cắt, nên cắt non trước sau đó mới tỉa dần để cho đẹp và ưng ý.

Lấy khăn ẩm ép vào vết cắt sau đó rắc thuốc cầm máu vào vết cắt. Khi máu đã đông lại thì thả gà vào chuồng.

Sáng hôm sau nên kiểm tra lại xem máu khô có làm bịt mũi của gà không. Nếu có thì lau đi và cho gà uống thuốc kháng sinh từ 1-2 lần/ ngày để tránh viêm nhiễm.

Trong khoảng thời gian gà bình phục là từ 2-3 tuần, không được để gà chọi nhau và tránh làm gà kích động vì rất dễ có thể nó sẽ chúi đầu vào chuồng gây ảnh hưởng đến vết thương.

Tại Sao Gà Đông Tảo Lại Đắt Khách Như Vậy

Kính thưa quý Khách hàng, quý Bà con!

Gà Đông Tảo hay con gọi là gà Đông Cảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua, thường dùng trong các dịp lễ cúng tế hay hội hè. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen nhằm duy trì và phát triển giống gà quý này.

Trải qua thời gian, giống gà này đã thoái hóa do bị lai tạp và có nguy cơ tuyệt chủng. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Viện Chăn nuôi Quốc gia, xã Đông Tảo đã chọn tạo, phục tráng, bảo tồn và phát triển được giống gà này, trở thành hàng hóa có giá trị cao.

Ở Việt Nam, gà là vật nuôi từ xa xưa cho đến ngày nay với hàng trăm giống loại khác nhau như gà Ri, gà Tàu, gà Mía, gà Tre, gà Đông Tảo, gà Ác,… nhưng loài gà được xem là quý nhất thời điểm hiện tại là giống gà Đông Tảo tiến vua.

Xét về lịch sử thì gà Đông Tảo từ xưa đã được coi là một giống gà quý và được làm lễ vật tiến vua (gà tiến vua), dùng để cúng bái trong các dịp lễ tết. Và cho đến ngày nay, gà Đông Tảo vẫn được coi là một giống gà quý và được Nhà nước đưa vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Giống gà này có xuất xứ từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hàng năm, cứ vào dịp tết đến có hàng nghìn người đặt mua gà Đông Tảo, còn giá thì tăng lên từng ngày, nhất là vào các dịp lễ, tết.

Xét về đặc điểm thì gà Đông Tảo nổi bật ở đôi chân to, xù xì bởi lớp vẩy da sắp xếp như “vẩy rồng”, dáng đi bệ vệ, vững chắc; cũng chính vì đặc điểm này nên còn có cái tên khác là gà chân to ( chân voi, chân khủng long…), và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất so với các giống gà khác ở Việt Nam. Khối lượng của gà Đông Tảo trưởng thành từ 5 kg đến 6 kg trong khi trọng lượng trung bình của giống gà khác từ 2 kg đến 3 kg.

gà Đông Tảo đại khủng nặng 5,2kg

Gà Đông Tảo có hai dòng là gà thuần chủng F1 và gà tầm trung F2. Giá cả hai dòng này cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, vì gà thuần chủng không có nhiều cùng với việc nhân giống rất khó khăn nên giá cả cao là điều dễ hiểu. Giá gà giống 1 tháng tuổi F1 chuẩn nếu mua chọn khoảng 350-500 nghìn đồng/con. Còn loại gà F2, gà 1 tháng tuổi nuôi thịt thường khoảng trên dưới 150-250nghìn đồng/con. Gà thịt giá thường dao động khoảng 350-550 nghìn đồng/kg. Còn đối với loại gà khủng làm quà biếu cũng chia ra làm hai loại, những con từ 4kg trở xuống có giá khoảng 2 triệu đồng/con

Gà Đông Tảo thuần chủng đặc biệt từ 4-5,5kg trở lên có giá từ 5-10 triệu đồng và có thể cao hơn tùy dáng gà, độ “khủng của chân”.

Thứ gà tiến vua này lúc nhỏ da đỏ chót, chỉ lơ thơ lông, giống hệt gà cánh tiên. Đến khi lớn dày lông, thịt chắc nịch. Một con gà Đông Tảo to thường được chế biến 7- 10 món mà món nào cũng độc đáo. Luộc, nấu đông, xáo măng, quay chảo, nướng lá chanh sao cho lớp da bên ngoài giòn, thớ thịt bên trong mềm thơm phức.

Các bộ phận khác cũng có thể chế biến nhiều kiểu lạ miệng, ví như lòng gà xào sả ớt ăn giòn tan, bùi bùi, cay cay. Bộ da rất dày, có thể nặng tới vài lạng. Dân nhậu thường “khoái” da gà thái chỉ xào lá chanh hay chọn lấy phần da cổ thái nhỏ trộn thính nếp ăn kèm rau mùi, đinh lăng, lá sung cuộn lại, giòn sần sật rất “đưa đẩy” rượu.

Ngoài ra, với thịt thơm ngon, phần đùi gà hấp chấm mắm tôm ăn kèm lá mơ ngon không khác món giả cầy. Thịt gà Đông Tảo nấu nước cốt chanh ăn nghe nói có tác dụng giải cảm, trị chứng mệt mỏi. Nhưng có lẽ, thơm ngon nhất, độc đáo nhất là món ngon từ cặp chân voi mà người sành ăn ví von là món “vảy rồng hầm thuốc bắc”: Lớp vảy dày khi hầm vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Khi hầm thuốc bắc, đầu bếp thường ninh luôn hai hòn ngọc kê của chú Đông Tảo trống để nước hầm được thơm ngọt.

Thường một nồi “vảy rồng hầm thuốc bắc” phải đôi ba người ăn mới hết bởi cặp chân gà rất to, cắn một miếng đã thấy thơm mùi thịt, mùi da, dai dai giòn giòn của gân. (Chắn chắn ngon hơn món “kê cân” bỏ thì thương, vương thì tội của Tào Tháo trong dã sử Tam Quốc Chí khi xưa).

Gà Đông Tảo được xem là quý hiếm và đắt tiền bởi việc duy trì giống không dễ dàng. Những con gà mái đẻ trứng xong thường dùng chân voi để đạp vỡ trứng nên người nuôi lấy được trứng của chúng rất khó. Ở Viện Chăn nuôi Việt Nam, có cả một dự án bảo tồn giống gà Đông Tảo.

gà Đông Tảo nấu được rất nhiều món ngon

Tiếng tăm gà Đông Tảo đã vượt xã khỏi những làng quê của huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Hà Nội hay chúng tôi đều có những nhà hàng chuyên phục vụ các món gà Đông Tảo. Thậm chí, có những người lùng mua giống gà quý này từ ngoài Bắc đem vào tận Củ Chi, TPHCM để nhân giống, nuôi thương phẩm.

Nguồn: Internet

BBT_BSTY: Bùi Thị Phượng

Tại Sao Gà Chọi Bình Định Tây Sơn Lại Nổi Tiếng?

Từ xa xưa gà chọi Bình Định được các sư kê truyền tai nhau là dòng gà đòn nổi tiếng. Có nguồn gốc lâu đời hơn 400 năm tuổi đời và được gọi tên trong sử sách gắn liền với Tây Sơn – Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Là chú chiến kê ở vùng đất võ danh tiếng được vang xa ở khắp các nước láng giềng như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Sở hữu những đặc trưng và thể lực hùng mạnh nên nhiều dân đam mê đá gà đều muốn sở hữu chúng về đội chiến của mình.

“Đến như hổ như báo kia đã xưng hùng được chưa mà kê đã dám xưng hùng” đây là một câu trong bài quyền Hùng Kê mà Nguyễn Lữ sáng tạo ra. Có thể thấy, hầu hết trong lịch sử Việt Nam chưa nhắc đến một loại hay một dòng gà chọi, gà đá nào cụ thể nhưng giống gà nòi Bình Định Tây Sơn lại được duyệt vào sách sử rất nhiều và rõ hơn với những dòng khác.

Được biết, nhiều thông tin ngoài lề cho rằng gà chọi Bình Định có nguồn gốc từ gà đồn Trung Quốc vì người ta nhận biết ngoại hình và một số đặc điểm 2 giống gà này khá giống nhau. Suy đi tính lại thì có thể là đúng, vì khi chiến tranh loạn lạc nhiều người dân đem theo và phát triển nhân giống và chọn lọc lại. Nhưng hiện tại, chưa ai chứng minh và nghiên cứu về kiểu gen của 2 loại gà này.

Không phải ngẫu nhiên mà giống gà chọi Bình Định lại nhận được sự ưu ái từ phía dân đam mê và có tiếng trong làng gà đá. Theo kinh nghiệm của các sư kê lâu đời, dòng gà này nhân được sự đánh giá là tốt nhất ở Việt Nam về lịch sử, chọn lọc, và nguồn gốc kỹ càng. Nhưng với thân hình lực lưỡng và trọng lượng cơ thể cao hơn những chú gà chọi khác nên khó có thể chọn lọc được đối thủ cân bằng để chiến đấu, đây cũng chính là nhược điểm của chúng.

– Khả năng chiến đấu: Dòng gà chọi Bình Định là dòng có sức chiến đấu cực kỳ ngoan cường và chịu đòn tốt. Vì thế dòng gà này được lai tạo với nhiều dòng gà khác để có được đặc tính này. Nhưng trên thực tế, gà chọi được lai tạo ở Việt nam không thông qua số liệu một cách bài bản và huấn luyện chuyên môn tốt như ở Châu Âu.

– Ngoại hình: Hầu hết các dòng gà đòn, gà chọi, gà đá đều có ngoại hình na ná nhau ở các bộ phận và lông. Nhưng gà chọi Bình Định khác ở chỗ là trọng lượng khác những loại còn lại.

– Lông: Số lượng lông ô hay còn gọi là lông đen chiếm đa phần trên cơ thể loại gà này đến 60 – 70%. Màu tía và màu mật là màu chủ đạo xen lẫn những màu lông khác như ngũ sắc, xám, hoặc một ít lông màu trắng. Phần lông đuôi có thể dài đến 25-30cm để giữ thăng bằng tốt hơn khi giao lưu đá với đối thủ.

– Chân gà: Thoạt nhìn có thể thấy lớp vảy ở chân khác biệt 1 chút ít hơn những dòng còn lại, vảy cứng và rõ ràng hơn, hệ thống vảy vuông sần sù do lớp sừng tạo thành mà ai cũng gọi là vảy rồng. Nhưng màu chân của gà chọi Bình Định thì rất đa dạng như màu đen, trắng, vàng, chì,… Thậm chí nhiều chiến kê dòng này lại sở hữu mỗi màu 1 chân và cựa cũng có thể trùng với màu chân của chúng.

– Màu môi: Như màu chân và lông của chúng, màu mỏ sẽ theo dạng đa sắc như đen, xanh, trắng,… Nhưng những chú chiến kê loại có môi màu trắng sẽ được các sư kê ưu ái hơn khi kết hợp với lông đen và chân trắng. Được biết, khi gặp một chú gà như thế thì sẽ giúp chủ nhân của chúng đánh đâu thắng đó.

– Trọng lượng, vóc dáng: Như đã giới thiệu ở trên, nếu so với các dòng khác thì dòng gà này có trọng lượng đạt 5kg là bình thường đối với những con gà trống và gà mái có trọng lượng đạt từ 3,5-3,8kg. Vì thế khi giao chiến với đối thủ giống gà Bình Định Tây Sơn thường được các sư kê ép cân trong tầm 3kg là vừa. Với vóc dáng to lớn chiều cao lên đến 30-40cm trong đó chiều dài của đôi chân chiếm 15cm vì thế khi ra đòn sẽ áp đảo đối phương và hạ gục nhanh chóng.

– Gà Ngân Hàng: là dòng gà dành được nhiều tiếng vang từ những năm 19xx giúp chủ nhân của chúng trăm trận trăm thắng. Như cái tên của nó vậy, như một cây ATM có thể rút tiền bất cứ khi nào.

– Gà Bảy Quéo: Bảy Quéo là một hậu duệ của một nghệ nhân nuôi dưỡng gà chọi lâu đời từ Tây Sơn xa xưa. Nổi tiếng qua nhiều đời với cách chăm sóc riêng biệt và đặc điểm chọn giống khác lạ của gia đình nên đã trở thành một thương hiệu ở vùng đất này.

– Gà Bắc Sông Kon: Theo các sư kê lâu đời chia sẻ loại gà này là sản phẩm được lưu truyền từ thời Nguyễn Lữ. Có tiếng với lối ra đòn nặng và sức chiến đấu tinh tế.

– Gà Ba Bảo Bình Định: Là đại diện thương hiệu tiêu biểu VN 2018 đứng đầu các trang trại gà hiện nay. Nằm trong top tìm kiếm trên google với giống gà chọi nhận được sự ưu ái từ các sư kê vì thực lực, cách ra đòn tốt,… có thể nói đây là trang trại lưu giữ những chiến kê, thần kê gà nòi Bình Định chính thống.

Một số dòng gà đòn Bình Định chiến khác nữa

– Để chọn lọc được những chú chiến kê tốt và rõ nguồn gốc không lai tạp, khuyến khích các bạn nên đến trực tiếp các trang trại gà uy tín để mua. Nên vậy, tránh được những trường hợp lừa đảo, vì ở trên thị trường hiện nay giác những chú gà tại trại đa phần người mua phải bỏ hàng triệu đồng để mua những loại gà đẹp và có chọn lọc. Hơn hết, bạn còn được bảo hành chất lượng, nòi giống và có giá cả tốt.

– Đối với những dân đam mê không có thời gian thì phải áp dụng phương pháp mua online hoặc các trang mạng xã hội. Nhưng cũng phải tìm hiểu kỹ về các trang trại có từng dính phốt hay chưa. Vì khi mua qua mạng, chất lượng và ngoại hình sẽ được người bán tân trang, bóng bẩy là chính và chưa xác định được những chú chiến kê có mầm bệnh ẩn chứa bên trong cơ thể hay không. Nên khi mua online nên xác định dựa vào vận may của mình.