Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tiếng Gà Lôi Trắng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đi Tìm Gà Lôi Lam Mào Trắng

TTH – Sở hữu bộ lông màu ánh kim, óng mượt, chân và mặt đỏ thắm… gà lôi lam mào trắng (GLLMT) không chỉ có giá trị thẩm mỹ, thương mại mà còn rất quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và thế giới.

Buồn, vui!

Mấy chục năm gắn bó với công tác bảo tồn thiên nhiên, chưa có điều gì khiến ông Lê Văn Hướng, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (BTTNPĐ) cảm thấy thú vị và nhiều cảm xúc như việc bảo tồn GLLMT. Cứ mỗi lần nghe ở đâu có dấu hiệu xuất hiện GLLMT là ông mất ăn, mất ngủ, vừa mừng lại vừa lo.

Hai con GLLMT (một trống, một mái) trước khi trả về môi trường tự nhiên

“Nhiều đêm thao thức, trằn trọc, trông trời mau sáng để vào rừng tìm kiếm GLLMT. Vợ thường bảo tôi đi “mò kim đáy bể”. Biết là vậy, nhưng vẫn cứ theo đuổi việc tìm kiếm, băng rừng lội suối hết ngày này đến ngày khác. Có những lúc hy vọng le lói khi dấu vết cho thấy GLLMT vẫn còn sinh tồn. Tôi cùng anh em kiểm lâm phát hiện dấu vết, lông, tiếng kêu và cả tiếng gáy của chúng tại một số bụi rậm… Nhiều lần đến các bản làng, gặp ai cũng đưa hình ảnh ra hỏi, có thấy con vật này không? Rồi truyền thông đến với người dân, nếu phát hiện thì báo cho chúng tôi. Cứ mỗi lần nghe chuông điện thoại reo lại có cảm giác ai đó sẽ báo cho biết đã tìm thấy GLLMT”, ông Hướng tâm sự.

“Có lẽ, không bao giờ tôi quên cái ngày mang hai cảm xúc buồn, vui lẫn lộn khi phát hiện cặp GLLMT tại khu vực rừng khe Lấu, xã Phong Mỹ (Phong Điền) cách đây vừa tròn 20 năm. Vui là vì gà quý này vẫn tồn tại, nhưng rất buồn là khi phát hiện chúng trong điều kiện mắc bẫy, bị thương nặng. Tôi cùng anh em kiểm lâm vận động người dân đưa về nuôi nhốt, chữa trị vết thương, nhưng chỉ vài ngày sau, cả hai con đều chết trong sự tiếc nuối của những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên trong nước và thế giới”, ông Hướng nhớ lại.

Một con GLLMT (gà mái) được người dân giao cho kiểm lâm thả về rừng

Sự tiếc nuối và nỗi lo không ít, nhưng niềm vui cũng nhiều. Cách đó không lâu, ông Nguyễn Thu, người dân xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) trong khi vào rừng thu lượm củi khô tại vùng quy hoạch Khu BTTNPĐ đã phát hiện ba con GLLMT (hai trống, một mái) bị mắc bẫy và 5 quả trứng. Sau khi phát hiện loài “gà lạ”, ông Thu báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Các cá thể gà quý hiếm này sau đó được cán bộ kiểm lâm cứu chữa, thả về rừng thành công trong điều kiện sức khỏe tốt.

Ông Lê Văn Hướng kể, sau mấy năm vắng bóng, tưởng chừng GLLMT có thể đã tuyệt chủng thì bất ngờ một người dân ở thôn Hòa Bắc, xã Phong Mỹ đặt bẫy được hai con “gà lạ” vào năm 1998, tại khu rừng phía bắc huyện Phong Điền; đến năm 2009 lại phát hiện loại gà này xuất hiện ở khu rừng phía bắc Hải Vân. Theo mô tả của người dân, kích thước gà dài hơn hai gang tay, nhiều đặc điểm khác lạ so với các loài gà thông thường. Mào ở đỉnh đầu gà trống màu trắng, với mút lông đen, lông màu xanh lam thẫm óng mượt. Lông cánh có màu xanh ánh kim, cuối lông có vằn lục nhạt. Mắt gà đỏ nâu, da mặt đỏ thẫm. Gà mái không có mào, lông màu nâu, vân đen không rõ ràng, mắt xanh nâu, mỏ đen sừng, chân đỏ tía… Các cá thể gà trên được người dân giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cứu chữa thành công, sau đó gửi sang Vương quốc Bỉ xét nghiệm ADN và xác định đây là cặp GLLMT.

Còn sinh tồn…

Giám đốc Khu BTTNPĐ Đặng Vũ Trụ tỏ ra trăn trở, nhưng cũng rất lạc quan trong công tác bảo tồn GLLMT. “Vào năm 1994, tại hội thảo về chim họ trĩ thế giới được tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học và giới chuyên môn cho rằng, GLLMT đã tuyệt chủng. Sau đó một năm, cũng tại một hội thảo về chim trĩ đặc hữu tổ chức tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, các chuyên gia cũng khẳng định loài động vật quý hiếm này đã không còn… Sự xuất hiện trở lại của GLLMT vào năm 1996 thắp sáng hy vọng đối với giới bảo tồn, nhà khoa học trong việc nghiên cứu về tầm quan trọng của loài gà quý này đối với sự đa dạng sinh học”, ông Trụ chia sẻ.

Nhận diện GLLMT

Chính sự phát hiện loài gà quý này là điều kiện để UBND tỉnh quyết định thành lập Khu BTTNPĐ vào năm 2002 với diện tích gần 42 ngàn ha, gồm 43 tiểu khu. Nhiệm vụ của khu bảo tồn không chỉ nghiên cứu, bảo tồn GLLMT mà còn bảo tồn cả hệ động, thực vật quý hiếm, nguy cơ đe dọa do nạn săn bắt trái phép. Công tác bảo tồn GLLMT lúc này được quan tâm nhiều hơn, bằng nhiều biện pháp, như truyền thông đến với người dân các biện pháp nhận biết, phát hiện, bảo tồn; giám sát thông qua các cuộc tuần tra rừng, bẫy ảnh. Các cuộc khảo sát, thực địa tại những nơi các thợ săn đặt bẫy gà trước đó, cũng như theo dấu vết, tập tính sống của nó, các nhóm nghiên cứu khẳng định GLLMT vẫn còn tồn tại, phát triển tại Khu BTTNPĐ.

Ông Đặng Vũ Trụ cho biết, qua các nghiên cứu, khảo sát của Khu BTTNPĐ, cũng như Trường đại học Nông lâm Huế cho thấy, từ năm 2005 đến nay chưa thấy sự xuất hiện trở lại của GLLMT. Nhưng tại các cuộc khảo sát, hầu hết thợ săn, những người thường vào rừng, khi được hỏi đều cho biết nhiều lần nhìn thấy GLLMT, cũng như dấu vết của nó, nhưng số lượng cá thể rất ít. Đến năm 2008, giới nghiên cứu, ngành kiểm lâm tỉnh lại một lần nữa thắp lên hy vọng mới khi tại khu vực rừng phía bắc Hải Vân, thợ săn bắt được một con GLLMT. Giới nghiên cứu khẳng định, trên thế giới, quần thể GLLMT chỉ duy nhất còn ở Khu BTTNPĐ, bắc Hải Vân và Khu BTTN Đăkrông (Quảng Trị).

Hội thi truyền thông về bảo tồn GLLMT

Tìm hiểu từ người dân Phong Mỹ, tại Khu BTTNPĐ, cũng như bắc Hải Vân, loài gà quý hiếm này được xác định phân bố ở những vùng thấp, có độ cao dưới 400m. Môi trường sống thích hợp của chúng là các khu rừng ẩm, thường xanh thứ sinh và nguyên sinh, những nơi có tán rừng mây song, tre nứa nhỏ và nhiều cọ trên các thung lũng ven suối, sườn đồi thấp. Nguồn thức ăn của GLLMT chủ yếu là các loại hạt nhỏ, hạt mây, côn trùng… “Môi trường thích hợp, nguồn thức ăn dồi dào, tin rằng, GLLMT vẫn sinh sôi tại nhiều khu rừng ở phía tây Phong Điền, cũng như ở Thừa Thiên Huế”, ông Trụ tự tin.

Cùng với tuần tra, giám sát, thông qua người dân, Khu BTTNPĐ đang tiến hành đặt hơn 40 cái bẫy ảnh nhằm nỗ lực tìm kiếm, ghi nhận về sự xuất hiện của GLLMT. Tại Khu BTTNPĐ hiện có nhiều loài gà, như gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi hồng tía, gà lôi trắng, gà lôi vằn, gà lôi tía, gà so Trung bộ; nhưng GLLMT thuộc loài chim trĩ đặc hữu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Bài: Hải Triều – Ảnh: Khu BTTNPĐ

Gà Lôi Trong Tiếng Tiếng Anh

Fielding muốn ăn gà lôi lạnh với anh trên du thuyền của ổng.

Fielding wants to have cold pheasant with you on his yacht.

OpenSubtitles2018.v3

Nghe đây, chúng ta ko thể dừng lại để nhặt quả mâm xôi và săn gà lôi

Listen, we’ re not stopping to pick blackberries and hunt pheasant

opensubtitles2

Con gia cầm đã được lai với guineafowl và cũng với gà lôi phổ biến (Phasianus colchicus).

Domestic fowl have been crossed with guineafowl and also with common pheasant (Phasianus colchicus).

WikiMatrix

Chúng tôi sẽ ăn gà lôi lạnh với sâm-banh.

We’ll have cold pheasant with champagne.

OpenSubtitles2018.v3

Tôi muốn gà lôi với nước sốt mâm xôi.

I want pheasant with blackberry sauce.

OpenSubtitles2018.v3

Anh biết đó, chỗ hắn nuôi gà lôi.

You know, where he breeds pheasants.

OpenSubtitles2018.v3

Nghe đây, chúng ta ko thể dừng lại để nhặt quả mâm xôi và săn gà lôi.

Listen, we’re not stopping to pick blackberries and hunt pheasant.

OpenSubtitles2018.v3

Gà lôi với súp mâm xôi

Pheasant with blackberry sauce

opensubtitles2

Cô muốn một ít gà lôi lạnh không?

Would you like a little cold pheasant?

OpenSubtitles2018.v3

Bữa tối là gà lôi kèm rượu đỏ đậm đà như bơ.

Dinner of pheasant and Bordeaux, rich as butter-cream.

OpenSubtitles2018.v3

Tôi bắt gặp họ ăn trộm sữa và trứng gà lôi.

I caught them outside the house stealing milk and turkey eggs.

OpenSubtitles2018.v3

Em đã thấy một cái tổ gà lôi một dặm trước,

I saw a nest of pheasants a mile back,

OpenSubtitles2018.v3

và gà lôi.

And pheasant.

OpenSubtitles2018.v3

Khi tôi dạt vào cái đảo này, miếng thịt đầu tiên tôi ăn là gà lôi đấy.

When I was marooned here, my first meal was a pheasant.

OpenSubtitles2018.v3

Thế có phải chim cút hay gà lôi không?

What about a quail or a pheasant?

OpenSubtitles2018.v3

Được, con gà lôi đầu tiên anh thấy sẽ hoàn toàn dành cho em.

Well, the first pheasant i see is all yours.

OpenSubtitles2018.v3

Sự xuất hiện của nó giống như, và đôi khi nó được xem như là một phân loài của loài gà lôi Salvadori (Lophura inornata).

Its appearance resembles, and sometimes it is considered as a subspecies of the Salvadori’s pheasant.

WikiMatrix

Khu được lập ra từ năm 2000 để bảo vệ nhiều loài chim và động vật khác nhau bao gồm gà lôi, lợn rừng, và hải ly.

Since 2000 it has provided protection for various birds and animals including pheasants, boars, and beavers.

WikiMatrix

Ở Pháp, giống này được sử dụng để săn bắn trong các khu vực rừng với gà lôi và trong đầm lầy đối với chim dẽ giun.

In France, the breed is used for hunting in wooded areas for Pheasants, and in swamps for Snipes.

WikiMatrix

Nó được lai tạo ra vào thế kỷ XX bởi Raymond Lecointre, người đã sử dụng gà mái để ấp trứng gà lôi của mình và nuôi gà con.

It was created in the twentieth century by Raymond Lecointre, who used the hens to incubate his pheasant eggs and raise the chicks.

WikiMatrix

Chó Bracco Italia có thể được giữ yên (không có chuyển động) hoặc con chó có thể chuyển động cùng với chuyển động của chim – đặc biệt thuận tiện với các loài chim chạy, giống như gà lôi.

The point may be held (no movement) or the dog can “creep” along with the bird’s movement – especially convenient with birds that run, like the pheasant.

WikiMatrix

The Iowa Blue’s exact origin is unknown, but is the subject of a folk legend that is said to have involved the mating of a White Leghorn hen and a pheasant.

WikiMatrix

Sử dụng súng Với các loài chim, đặc biệt là gà lôi, người ta thường dùng súng săn cho mục đích thể thao ở Anh; Hiệp hội săn bắn và bảo tồn ở Anh nói rằng mỗi năm hơn một triệu người tham gia săn bắn, bao gồm săn thú, bắn mục tiêu di động và bắn bia.

Game birds, especially pheasants, are shot with shotguns for sport in the UK; the British Association for Shooting and Conservation says that over a million people per year participate in shooting, including game shooting, clay pigeon shooting, and target shooting.

WikiMatrix

Tháng Ba năm 1832, khi Joseph Smith và Sidney Rigdon bị một đám đông khủng bố đầy giận dữ lôi ra khỏi nhà của John Johnson vào lúc giữa đêm, rồi bị trét nhựa đường và rắc lông gà lên người, thì người ta nghe có tiếng la: “Symonds, Symonds, cái thùng đựng nhựa đâu rồi?”

In March 1832, when Joseph Smith and Sidney Rigdon were ripped from home during the night by an angry mob and tarred and feathered, a voice was heard to shout, “Simonds, Simonds [sic], where’s the tar bucket?”

LDS

Hội Thảo Về Bảo Tồn Gà Lôi Lam Mào Trắng

(QBĐT) – Ngày 16-4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Việt tổ chức hội thảo thường niên lần thứ 1 năm 2015 về bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm BTTN Việt, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Vườn thú Hà Nội, Viện Sinh thái, Tài nguyên sinh vật…

Toàn cảnh hội thảo.

Gà lôi lam mào trắng là một loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam, đang trong tình trạng rất nguy cấp. Vùng phân bố lịch sử của loài này trải dài bốn tỉnh, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Loài này được ghi nhận trong tự nhiên lần gần đây nhất là năm 2000 và hiện đang được cho rằng có thể đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Năm 1964, một loài trĩ với hình thái tương tự gà lôi lam mào trắng (nhưng con trống có một số lông đuôi màu trắng) được phát hiện ở phía Bắc vùng phân bố của loài này và được mô tả loài mới với tên gà lôi Hà Tĩnh. Tuy nhiên, năm 2012, các nhà khoa học đã chứng minh gà lôi Hà Tĩnh chính là một hình thái đồng huyết (giao phối cận huyết) của loài gà lôi lam mào trắng.

Sự xuất hiện của các cá thể bị đồng huyết từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, và không có các ghi nhận gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên trong 15 năm qua cho thấy quần thể gà lôi lam mào trắng ngoài tự nhiên nếu còn thì cũng cực kỳ nhỏ lẻ, phân tán và đang suy giảm.

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do tình hình săn bẫy tràn lan (tất cả các loài) kết hợp với tình trạng sinh cảnh sống phù hợp của gà lôi lam mào trắng bị mất hoặc suy thoái (do tác động của con người, biến đổi khí hậu, và có thể do yêu cầu khắt khe về sinh cảnh của loài này).

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay, một số khu bảo vệ đã được thành lập trong vùng phân bố của gà lôi lam mào trắng với mục tiêu bảo vệ loài này và các loài khác sống trong cùng sinh cảnh đất thấp, như Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Phong Điền, Dakrong, Bắc Hướng Hóa. Các khu này đã có những thành công nhất định trong việc giảm tốc độ mất rừng, nhưng các mối nguy cơ đối với đa dạng sinh học vẫn còn hiện hữu, đặc biệt là suy thoái rừng vẫn tiếp diễn và việc săn bẫy vẫn tràn lan, gây nên hiện tượng “rừng rỗng” ở một số địa phương.

Trước thực trạng bảo tồn nghiêm trọng của loài gà lôi lam mào trắng, kể từ năm 2011 đến nay, nhiều đợt khảo sát tìm kiếm loài này ở tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, nhưng chưa có thêm ghi nhận nào. Từ giữa năm 2013, nhiều tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước đã quan tâm nhóm họp lại để xây dựng một chiến lược bảo tồn gà lôi lam mào trắng, thành lập nhóm bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam (VN-EPWG) và xây dựng kế hoạch hành động 2015-2020 để cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược trên.

Nước Mắt Làm Giàu: Bao Lần Trắng Tay Mới Thành Tỷ Phú Gà Lôi

Xuất thân tại một vùng quê nghèo, vùng sâu vùng xa của thôn Trại Mít xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ông Luyến quyết tâm làm giàu từ kinh tế trang trại. Ông Lê Văn Luyến đã nhiều lần trắng tay nhưng hiện nay cơ ngơi của ông cũng đáng để nhiều người mơ ước. Làm được điều này chính là nhờ 10 con gà lôi mua về nuôi thử của ông Luyến trước đây.

Năm 2008 trước trận lũ lịch sử, 300 lợn thịt ở trang trại của gia đình ông Luyến đứng trước nguy cơ mất trắng. Nhờ hàng xóm láng giềng và lực lượng bộ đội địa phương giúp đỡ 300 lợn thịt của gia đình chỉ vớt vát được vài chục con. Nhưng nước lũ ngập trắng số tài sản đó ông cũng chẳng giữ nổi. Nước lũ cuốn phăng cả sản nghiệp nhưng người nông dân ấy vẫn không nản chí, quyết tâm làm lại từ đầu.

Bỏ nuôi lợn ông chuyển sang nuôi gà, với ý tưởng làm thuyền để chăn nuôi khiến nhiều người cho là “gàn dở”, năm 2011 vay vốn ngân hàng và anh em họ hàng xây dựng chuồng trại nuôi gà, lại 1 lần nữa đầu tư tiền của nuôi 700 gà ta và 10 con gà lôi lại mất trắng vì dịch bệnh, kéo theo khoản nợ hơn 120 triệu đồng. Nhìn số nợ và tài sản còn lại chỉ còn 10 con gà lôi vẫn sống khỏe mạnh ông Luyến lại manh nha hướng làm giàu mới và từ đó quá trình làm giàu của gia đình ông bắt đầu.

Qua tìm hiểu thông tin trên mạng internet, trên các kênh đài, báo, đi thăm tận nơi các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai có chăn nuôi gà lôi nhiều, ông Luyến mới vỡ lẽ gà lôi là giống hoang dã, nuôi nhiều gây tiếng ồn lớn nên không chăn thả được ở gần khu dân cư, phải chăn thả nơi đất rộng.

Tuy nhiên giống gà lôi lại không cầu kỳ chăm sóc, khi nuôi thực tế ông Luyến thấy rất ít bệnh tật, chăn nuôi dễ chỉ ăn chủ yếu cám gạo, ngô, rau, bèo, thịt ăn lại đặc biệt thơm ngon. Tỷ lệ ấp nở gà lôi đạt khoảng 90% trong khi ấp nở gà ta vào khoảng 60%, tỷ lệ sống cũng cao hơn so với các giống gà thông thường. Ông cũng cho biết theo tính toán của ông chỉ cần nuôi 1.000 gà lôi lãi suất bằng với nuôi 2.000 gà ta mà công bỏ ra ít và lại nhàn hơn nhiều.

Gà lôi bố mẹ được nuôi nhốt tập trung để cho đẻ lấy trứng phục vụ công tác làm giống của trang trại gia đình ông Luyến.

Từ khi nắm bắt được tập tính sinh trưởng của gà lôi, từ 10 con gà lôi ban đầu sau 2 lứa đẻ gia đình ông Luyến đã có 8.00 gà lôi thế hệ con. Ông sàng lọc để lại 400 gà lôi giống để duy trì số còn lại nuôi thịt để bán, từ đó gia đình ông vừa sản xuất giống gà lôi và gà lôi thịt.

Không dừng lại ở đó, ông Luyến tiếp tục nghiên cứu và ấp nở thành công giống vịt trời, ngan, ngỗng. Giá bán giống tùy thời điểm, gà lôi 20.000 – 30.000 đồng/con giống, giá bán ngỗng 100.000 đồng/con, vịt trời giống 80.000 – 120.000 đồng/con…

Với 3 trang trại quy mô trên 12ha vừa làm giống gia cầm, chăn thả gia cầm thịt tổng hợp, vừa thả cá tăng thu nhập, mở rộng quy mô có những lúc đỉnh điểm gia đình ông chăn thả lên tới 20.000 gà lôi thịt, 30.000 vịt trời, hàng nghìn ngỗng thịt các loại,… Hàng năm trang trại chăn nuôi gia cầm đặc sản tổng hợp của gia đình ông Luyến thu lãi tiền tỷ. Tính ra hàng tháng thu nhập của gia đình ông trên 100 triệu đồng/1 tháng là điều không khó. Đây cũng chính là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều gia đình chốn thôn quê.

Bà Trương Thị Loan vợ ông Lê Văn Luyến đang làm vacxin cho lô gà lôi giống chuẩn bị xuất bán.

Thành công đến với ông Luyến tưởng chừng rất dễ ràng, tuy nhiên thành công này phải đánh đổi bằng bao lần trắng tay bởi thiên tai dịch bệnh. Thế nên giờ đây, ngồi ngẫm lại ông Luyến chia sẻ: “Phải kiên trì thì việc gì cũng thành và chỉ có chăn nuôi an toàn sinh học mới có hiệu quả cao, khi chăn nuôi thì chuồng trại phải sạch sẽ, sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để cho ăn và làm đệm lót sinh học để chăn nuôi”.

Biết được các kiến thức này là do ông cần mẫn tham gia nhiều lớp học, thường xuyên trao đổi với cán bộ Khuyến nông và cán bộ thú y về tình hình chăn thả của trang trại. Hiện tại, ông đã có chứng chỉ sơ cấp nghề chăn nuôi thú y, có nhiều chứng nhận tham gia lớp chăn nuôi an toàn sinh học do nhà nước cũng như tổ chức thế giới FAO tổ chức.

Ông Luyến khẳng định, nếu trong chăn nuôi làm tốt công tác vệ sinh, chuồng trại đảm bảo sạch sẽ thoáng mát đã tránh được 80% dịch bệnh. Nếu như trước đây chăn nuôi không theo phương pháp an toàn sinh học mỗi năm gia đình ông phải chi phí riêng tiền thuốc và kháng sinh lên tới 150 triệu đồng.

Từ khi chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học và sử dụng đệm lót chi phí thuốc chỉ còn khoảng 40 triệu đồng/năm, kháng sinh gần như gia đình ông không phải sử dụng, công chăm sóc giảm xuống rất nhiều.

Ở cái tuổi thấp thập, ông Luyến làm giàu nhưng vẫn tâm niệm để chữ “Tâm” trong chăn nuôi, ông muốn người mua được sử dụng những sản phẩm sạch, chất lượng. Chính vì vậy, trang trại của gia đình ông chăn nuôi hoàn toàn không có cám công nghiệp, toàn bộ sản phẩm nuôi thịt đều chăn nuôi theo hướng an toàn, sử dụng cám ngô, cám gạo, và rau bèo trộn với men vi sinh để chăn nuôi.

Giá bán gà lôi và gà ta của gia đình ông luôn duy trì ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg. Thương lái tìm đến tận nơi thu mua, sản phẩm làm ra dân trong và ngoài vùng đều ưa chuộng và tin dùng. Ngoài chăn nuôi gia cầm, ông Luyến chia sẻ thời gian tới ông nhất định mở rộng thêm quy mô nuôi thịt lợn sạch.

Ông cũng cho biết ông đã tìm hiểu trên internet và biết đến thầy Nguyễn Khắc Tuấn giảng viên trường Học viện nông nghiệp Việt Nam về chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học có sử dụng men vi sinh trong thức ăn. Sắp tới ông sẽ tìm hiểu sâu hơn và hiện thực hóa mô hình.

Ông Phạm Hải Dương Chủ tịch UBND xã Đông Hưng cũng đánh giá cao mô hình chăn nuôi trang trại tổng hợp của ông Luyến là mô hình điểm của xã, qua nhiều năm phấn đấu làm kinh tế trang trại là nhiều năm ông Luyến tham gia tích cực vào các phong trào của thôn xã như hỗ trợ làm đường, làm nhà văn hóa thôn cũng như các hoạt động khuyến học tại địa phương. Mô hình trang trại của gia đình ông Lê Văn Luyến chính là tấm gương sáng về ý trí vươn lên làm giàu để nhiều người dân địa phương trong vùng học tập và làm theo.

Minh Nga (TTKN Bắc Giang)