Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trại Gà Chọi Nghệ An Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Nghệ Thuật Nuôi Gà Chọi

Gà nòi (gà chọi) là một loại gà đặt biệt dùng để đá (chọi) nên người xưa rất kén chọn phương pháp ấp gà.

Người ta thường nhốt rắn hổ bên dưới, bên trên để rể làm ổ cho gà ấp. Hơi rắn hổ bên dưới làm cho gà bên trên, khi chưa nở, hút nọc độc của rắn, do vậy mà về sau khi nở ra, gà cực kỳ hay.

Điều này chưa có sách gì kiểm tra xem nọc của rắn hổ (rắn độc) có thực sự tác động đến gà con hay không, nhưng người xưa chơi gà công phu như thế, tôi xin ghi ra để làm tài liệu tham khảo cho các bạn trẻ được rõ.

Có diều tôi cần lưu ý các bạn là rắn hổ cực độc do vậy mà nuôi nó, nếu để lấy hơi nó mà để ấp trứng thì cần:

1- Tránh xa hơi nó, vì hơi rắn hổ làm mờ mắt. 2- Nuôi rắn hổ phải có sẵn thuốc giải nọc độc của rắn.

Da thịt gà muốn săn, dai thì cần tẩm bằng rượu thuốc, bài thuốc cho người luyện thiết sa đạn của thiếu lâm bắc, phải bỏ bớt một sô’ vị.

Tẩm thuốc này, rồi tẩm đi tẩm lại, da gà có thể nói như… da voi.

Thuốc này nếu bổ và ngâm đúng cách, trong hai lít rưựu, giá cỡ hai trăm ngàn, dùng cho cả chục con gà, tính ra không cổ gì là đắt, nhưng người bổ thuốc cần gia giảm, cần thêm một vài vị thì hiệu quả mới cao.

Tẩm gà là một bí quyết, là một nghệ thuật quyết định việc thành bại của gà trên kê trường, do vậy mà người xưa xem việc tẩm gà là một khẩu cực kỳ quan trọng.

Ngày nay cho gà mang cựa sắt, rẹt rẹt vài cái là xong thì việc tẩm gà cho da dai, cựa dâm không thủng thì không ai xem là trọng cả. Có người mang cả gà Tàu, gà Tàu lai nòi ra trồng cựa cho đá, vẫn ăn. Thật là buồn cười.

CÁCH CHO GÀ ĂN ĐỂ KHÔNG CÓ MỠ

Gà chọi thì hoàn toàn khác gà thịt, do vậy phải cho ăn đặc biệt để gà không có mỡ. Cho gà ăn có cách riêng của nó. Gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn hai lần, đúng giờ giấc, một lượng thóc không thay đổi.

Vì tiết chế việc ăn uống như vậy nên gà nòi (gà chọi) không có mỡ thừa. Nói thì dễ, nhưng đinh mức thóc cho gà ăn hàng ngày là việc cực kỳ khó khăn, vì tùy theo thể trạng của mỗi con gà, chứ không phải tùy tiện cho ăn thế nào cũng được.

Việc cho gà ăn này áp dụng từ tháng thứ ba đổ di (theo cách nuôi của người xưa) và từ đấy đã nhốt riêng gà, đã coi vảy xong, có thể nuôi để về sau đem đá (chọi).

Ngày nay đá gà (chọi gà) để ăn tiền, ai cũng có thể ôm gà đi đá (đá lén, chọi chui) để lấy tiền cá cược, trồng cựa sắt vào rẹt rẹt vài cái, con gà ngã lăn ra chết, con toàn thắng thì không cần gì phải đặt nặng vấn đề cho gà ăn cả.

Chọn thóc cho gà ăn, người xưa cũng cực kỳ nhiêu khê khi họ tìm loại thóc tốt, chắc hạt, rồi nhặt hạt lép, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi cho khô, và cho ăn… đếm hạt, tức là tính toán chi ly mỗi ngày, gà ăn bao nhiêu, và chỉ như vậy thôi. Do cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy mà gà của người xưa, sau khi tẩm ướp thuốc thì da thịt săn chắc, dai thật là dai, như da voi, cựa thường dù có chuốt cho nhọn, vẫn khó mà đâm thủng.

Vì khâu tẩm, ướp đi đôi với khâu cho gà ăn cực khổ và tế nhị như vậy nên ngày trước người chuyên cho gà ăn (như một nghề) là người khác với người chủ gà.

Họ là những người chuyên đi ở cho các phú hộ, chỉ có việc nuôi gà mà thôi. Họ là người cực kỳ quan trọng.

Ngày nay, ở Bắc Bộ vẫn còn tục lệ chọi gà bằng cựa thật, nhưng đã dùng sắt nung đỏ tì vào cựa gà không cho cựa mọc dài ra, sau đấy lại dùng dao sắc vạt cho sắc (chứ không phải nhọn).

Gà do vậy mà chọi cả buổi mới xong, thật là rất nghệ thuật. Khác hẳn việc trồng cựa, rẹt rẹt vài cái là ăn, thua ngay. Đá gà (chọi gà) là một nghệ thuật, còn việc ăn tiền cá độ là việc khác, không vì vậy mà cho việc chọi gà là xấu được. Thế nên những nội dung này mới ra đời để giúp các bạn có một cái nhìn, một sự hiểu biết sâu về nghệ thuật này.

Kỹ Nghệ Luyện Gà Chọi Chiến

Vừa vào sới, “võ sĩ” Bạch nhạn lao tới xông phi, đạp vào ngực làm Ô tía loạng choạng. Không để đối phương kịp hoàn hồn, Bạch nhạn lại tấn công, “buông” liền ba “quả” nữa…

Cả sới hò reo, vỗ tay ầm ầm, khen chú gà thiện chiến. Chủ của Bạch nhạn thì hả hê lắm bởi “lính” của mình đã “đền đáp” công sức cả năm trời chăm bẵm, huấn luyện.

“Kê quyền” so tài

Trận “thư hùng” giữa chú gà Ô tía và Bạch nhạn trên là một trong những trận đấu mà tôi không sao quên được trong một lần du hội mùa Xuân. “Võ sĩ” Ô tía có màu lông đen tía, tướng mạo dữ dằn, đùi to, chắc. Còn Bạch nhạn lông trắng, chân vàng mắt xếch, mặt mày thanh tú, nhanh nhẹn.

Vừa xung trận, cả hai đã dùng những miếng đánh sở trường phía đối phương. Bạch nhạn liên tiếp có những cú đấm, những cú song cước vào bả vai, ngực con Ô tía. Không để đối phương bắt nạt, Ô tía đáp trả bằng những đòn mé, đòn hầu dọc khá ác độc. Nó áp sát con Bạch nhạn không cho ra đòn và liên tiếp dùng chân và mỏ đánh tới tấp vào mặt đối thủ.

Sang hồ hai [thời gian của mỗi hồ thường dài 15 phút, nghỉ giữa hồ là 5 phút – pv], Bạch nhạn chủ động giữ khoảng cách và dùng những miếng song cước sở trường của mình với đôi cựa sắc đá vào ngực đối phương, nhiều pha làm Ô tía ngã dúi dụi.

Bị dính đòn, Ô tía hăng máu, cố áp sát và ra những đòn liên tiếp vào con Bạch nhạn. Lúc ấy, Bạch nhạn chỉ còn nước lo chống đỡ và thi thoảng đánh vài đòn vu vơ theo bản năng. Cái đầu thon và cặp mắt vốn nhanh nhẹn, tinh nhanh là thế mà đến cuối hồ hai đã be bét máu me, húp híp.

Hết hồ, những người chủ gà như những bác sĩ thú y, thoăn thoắt khâu vết rách ở mí mắt. Họ dùng khăn mặt thấm nước lạnh lau, vỗ vào những vết máu, chườm những vết bầm dập trên cổ, đầu “võ sĩ” của mình để giúp chúng thư giãn, giảm đau và tỉnh táo…

Vừa bước vào hồ 3, Bạch nhạn đã lập tức lao tới, xông phi đạp vào ngực làm con Ô tía loạng choạng. Không để đối phương kịp hoàn hồn, Bạch nhạn lại xông tới buông liền ba quả nữa vào ức.

Cuối hồ, Bạch nhạn kết thúc trận đấu bằng những cú song cước, dọc hầu, cựa đâm thái khiến Ô tía chỉ còn nước chạy vòng quanh sới, “xin” thua. Cách nuôi gà chọiKỹ nghệ luyện “đấu sĩ”

Khi đám người quanh sới chọi đã vãn, Trần Văn Tuấn, chủ của chú Bạch nhạn mới có thời gian để tiếp chuyện với người khách hiếu kỳ, đang chăm chú nhìn anh đang cầm khăn lạnh, chườm lên mình chú gà chiến thắng.

Tuấn kể, anh sinh ra ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Được thừa hưởng niềm đam mê chọi gà từ người cha. Bởi thế, ngay từ nhỏ đã để ý cách luyện gà chọi.

Theo lời anh, để có được “gà chiến” ưng ý, người chơi phải chọn được giống gà chọi nòi, lông mượt, đầu và đùi to, mắt to, xếch, nhanh nhẹn.

Khi đã chọn được gà con, người chơi còn phải chăm bẵm chúng rất công phu. Những “võ sĩ” tương lai được cho ăn đúng bữa, điều độ. Thông thường, thức ăn của gà là thóc, tuyệt đối không được cho gà chọi ăn cám công nghiệp.

Khi gà trưởng thành, anh Tuấn lại phải lựa ra những chú gà chân phải sạch, có vảy đều, cựa sắc, mỏ cân đối với mặt. Theo anh, gà mỏ nứa thì nhanh, mỏ quặp thì bền sức. Người chơi gà bằng kinh nghiệm cũng phải nhìn mặt gà mà đoán độ lì và thông minh của chúng.

Ông Nhân, một người chơi gà lâu năm ở Hà Trì (Hà Đông) thì cho hay, cái quan trọng nhất đối với một con gà chiến là “nhất khoẻ, nhì tài”. Bởi thế, người chơi phải đặc biệt chăm lo đến “bữa ăn, giấc ngủ” của con gà, theo dõi phân, diều, tiếng gáy… để xem chúng có bị bệnh hay không để chữa trị hoặc loại bỏ.

Sau lần chọn cuối để tìm ra “võ sĩ,” người chơi phải “chạy hơi” cho chúng bằng cách dùng bao da bịt mỏ, quấn chân gà. Công việc này cứ làm 10 ngày 1 lần, để luyện cho gà “có hơi có sức.”

Bữa ăn của những chú gà nòi này khi huấn luyện cũng được cải thiện. Ngoài thóc, những ông chủ thi thoảng phải móc hầu bao mua sâm, thịt hoặc bổ sung B1 nếu thấy gà mệt mỏi, kém ăn.

Ngoài việc chạy hơi, gà còn phải được “om chườm” cho “ngấu.” Ở công đoạn này, tuần một lần, người chơi thường lấy lá tre, rượu, vỏ cây gạo, ngải cứu, nghệ đun lẫn. Sau khi nước sôi, để ấm rồi dùng khăn mặt thấm nước ấy, chườm đắp vào cơ thể gà để cho gà rắn rỏi và da có độ lì.

Sau 10 tháng kể từ khi mới nở, các chú gà chiến đã có thể thi đấu “giao hữu” bằng cách cho “vần” (đánh tập) ở sới nhà. Đây là cách để chú gà chiến tích luỹ thêm kinh nghiệm trận mạc và cũng là để chọn ra “võ sĩ” xuất sắc nhất đem du đấu.

Ông Nhân cũng buồn buồn cho hay, xưa kia, chọi gà thường được tổ chức vào những ngày hội mùa Xuân. Khi ấy, những lời ca tụng, thán phục các miếng “kê quyền” vốn là “độc chiêu” không thể dạy dỗ trong quá trình luyện tập của loài gà lại râm ran quanh các sới chọi.

Đó là một thú vui dân dã bình dị, một nét đậm trong bản sắc văn hoá đã từ lâu tồn tại trong lễ hội nông nghiệp của làng xã Việt Nam.

Còn bây giờ, người ta có thể gặp chọi gà ở bất cứ đâu. Người chơi, đôi khi cũng không phải bỏ công chăm sóc gà mà chỉ móc ví, trả cho những chú gà chọi chiến với cái giá cao ngất ngưởng. Những chú gà ấy cũng không lâm trận một cách “vô tư” để đem về giải Nhất cho chủ chỉ là bao thuốc, lá cờ ghi nhận như xưa mà, phục vụ cho mục đích cá cược. vỗ hen cho gà chọi

“Tiếc thay, thú chơi thượng võ đang mất dần đi vẻ tao nhã vốn có của nó…,” ông Nhân thở dài./.

Cách Vào Nghệ Cho Gà Chọi

Gà béo, thừa cân loại này nên cho thêm 1 chút phèn chua giã nhỏ.

Gà đã vần 2 – 3 lần, gà già lông 2 trở đi thì có thể vô nghệ từ lần xổ lại đầu tiên.

Gà vần về mà không bị vần sâu, chỉ vần 2 – 3 hồ đổ lại, gà đang thừa cần thì có thể vào nghệ luôn cho nhanh tan đòn, mong lành sẹo.

2. Gà chọi như nào thì không nên vào nghệ?

Gà dưới 12 tháng tuổi.

Gà thiết thịt (cân nặng).

Gà không được xung mãn.

Gà mới ốm dậy, có bé cũng không nên vào.

Gà mộc chưa nhảy được 3 lần.

Gà vần sâu về, ngoài 3 hồ trong vòng 3 hồ nhưng bị đánh quá đau.

Gà vần xong thả vào giàng thấy ỉu ỉu không nên vào

Gà đang sổ mũi không vào nghệ.

3. Khi vào nghệ cho gà chọi cần chuẩn bị những gì?

Nghệ bột khô hoặc nghệ tươi giã nhuyễn

Miếng gừng

Chổi lông

Phèn chua giã nát

Mấy hạt muối

Rượu

Giang tay

Bộ dai da

Bộ quần áo bẩn hoặc áo mưa

Nghệ giã nhuyễn hoặc nghệ bột trộn lẫn 1 miếng gừng nát nhuyễn, thuốc dai da và mấy hạt muối.

4. Các thao tác khi vào nghệ cho gà chọi.

Vào nghệ từ điểm cao con gà chọi đến điểm thấp.

Đầu tiên kẹp gà trong đùi như lúc làm nước, lót miếng thảm dưới chân gà đề phòng gà giãy đập mạnh vào chân xuống sàn ảnh hưởng đến đế, có trường hợp còn gãy móng thớt, cũng không nên ngồi ra chỗ bãi đát cát vì rất bẩn, không tiện lúc sau quét nghệ vào chân gà. Quét từ mỏ, mào, đỉnh tảng, xuống cổ và khe vai.

Sau đó quét trong nách, ngực, hông đùi và bụng rồi dến chân khoản.

Chỗ nào nhiều lông thì vạch lên quét vào.

Quét hết những chỗ tỉa lông và những chỗ cần quét thì thôi.

5. Cách xả nghệ cho gà chọi

Thường thì anh em cầu kỳ thì đun nước chè với ngải cứu lau sạch sẽ, có anh em còn dùng cả dầu gội đầu tắm cho gà bằng nước ấm. Mình thì đơn giản hơn, mình lấy nước lạnh pha nước sôi và cái ca hoặc chậu, nước nóng già 1 chút là ok. Lấy nước trắng lau sạch nghệ cho gà chọi từ đầu đế chân là xong. Gà đủ 1 tuổi thì sáng vô chiều xả. Gà già + thừa cân thì sáng hôm trước vào xong phơi nắng, không xả bộ để đến hôm sau phơi phát nắng nữa rồi xả. Cách làm này cũng tương tự như cách anh em om gà chọi nên anh em cứ thể mà làm là được

6. Một số điều chú ý khi vào nghệ cho gà chọi.

Ngày nắng thì vào, lạnh thì thôi.

Nếu 1 đợt rét quá dài, không đợi được nắng, muốn vô nghệ thì anh em có thể lấy giàng úp gà, mang ra chỗ kín giá, quây bạt kín mít xung quanh, cho bóng điện vào sấy nóng không khí lên, vào nghệ cho gà chọi thì lôi gà ra chỗ ấm áp, tránh giá, quét nhanh, lấy máy sấy tóc qua đi xong cho luôn vào trong giàn ấm và sấy bóng điện tiếp

Khi phơi gà không nên phơi lúc nắng quá gắt, nếu nắng gắt thì cho gà vào giàng phơi chỗ nửa nắng nửa râm, không có chỗ như thế thì lấy cái gì che nửa giàng vào.

Không nên phơi nắng buổi chiều, chỉ nên phơi từ sáng đến trưa.

Không nên phưi quá lâu, gà dễ bị sổ mũi và đi ỉa do hốc quá nhiều nước.

Phơi nắng chỗ tháng nhưng tránh chỗ có giá lùa vì rượu pha nghệ làm giãn lỗ chân lông, không khí lạnh dễ xâm nhập.

Khi vào nghệ nên cho ăn 1 viên thiết đản to bằng viên bi sắt xe đạp thì tốt hơn. Hôm nào mà vào nghệ thì anh em cho ăn ít thôi, vì thường thì hôm vào nghệ gà sẽ hơi chậm tiên so với ngày bình thường 1 chút, nên cho uống nước ra ngót hòa nước ấm cho vài hạt muối cho mát gà, nhưng cái này nghe có vẻ lích kích, cứ táng gà chua nhanh tiện hơn nếu có.

Ngày nào cũng vào nghệ thì không nên cho gà chọi uống B1 dễ gây nóng trong và táo bón,

Gà trước khi đi đá 4 – 5 ngày không nên vô nghệ, với anh em cẩn thận bắn sơ chân rồi mới đi đá thì tốt nhất là không nên vô nghệ ở kì nghỉ cuối cùng đấy. Không nên quét nghệ và phần đầu gối gà.

Nếu gà béo thì thời gian mỗi lần vào nghệ cũng nên cách nhau 4-5 ngày, không nên vào quá nhiều.

Nguồn: HOÀI NAM

Hướng Dẫn Cách Vào Nghệ, Ra Nghệ Cho Gà Chọi Chiến Đúng Chuẩn

Công dụng của việc vào nghệ

Hầu hết những người chơi gà đều biết rằng, vào nghệ là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc gà chọi. Nếu chiến kê được vào nghệ đầy đủ và đúng kỹ thuật, chúng sẽ có khả năng chịu đòn tốt hơn. Ngoài ra, vào nghệ còn giúp da gà dày và gà ít bị tích mỡ thừa. Đồng thời, nó còn có tác dụng giúp gà nhanh chóng làm lành các vết thương sau khi thi đấu.

Cách vào nghệ đúng chuẩn cho gà chọi

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu để vào nghệ cho gà chọi vô cùng đơn giản và dễ tìm. Bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

Nghệ tươi giã nhuyễn hoặc bột nghệ khô

1 miếng gừng nhỏ

1 chút muối ăn

1 ly nhỏ rượu trắng

Phèn chua đã giã nát

Thuốc tẩm dai da gà (nếu có)

Khăn hoặc chổi quét sơn để bôi nghệ lên gà

Trộn các nguyên liệu trên với nhau là bạn đã có hỗn hợp rượu nghệ để tiến hành vào nghệ cho gà. Nếu muốn đơn giản hơn, bạn có thể cho bột nghệ đỏ có sẵn vào rượu trắng, khuấy đều và tiến hành vào nghệ cho gà.

Cách vào nghệ cho gà chọi

Đầu tiên, giữ chặt để gà không giãy giụa. Đặt một chiếc khăn hoặc thảm dưới sàn để tránh khi gà đạp làm hỏng móng, hư đế. Sau đó, dùng chổi quét sơn nhúng vào hỗn hợp rượu nghệ rồi quét đều khắp thân gà từ cao xuống thấp. Bạn nên chú ý quét đều ở các khu vực khuất như khe vai, nách, các vùng dưới lông. Đồng thời, tránh các khu vực như miệng, mắt, đầu gối, vết thương sâu khiến gà bị rát, cay, mất gân.

Sau khi vào nghệ, các bạn cho gà phơi nắng khoảng 1-2 giờ để gà khô lông và ngấm thuốc. Nếu vào nghệ cho gà vào hôm không có nắng, bạn cần sấy khô lông cho gà, nếu không chúng rất dễ bị cảm lạnh

Cách ra nghệ cho gà chọi

Tiến hành nấu nước lá ngải cứu và lá chè xanh, để nguội. Dùng dung dịch này để ra nghệ cho gà. Bạn có thể dùng nước ấm để thay thế cho nước lá chè xanh. Dùng khăn nhúng vào hỗn hợp nước chè xanh, ngải cứu đã để nguội ở trên và lau toàn bộ cơ thể gà cho sạch sẽ. Sau đó, để cho gà khô lông hoàn toàn.

Thông thường, sau khi vào nghệ khoảng 3-4 tiếng là bạn có thể tiến hành xả nghệ. Với gà từ 1 tuổi trở lên thì sáng vào nghệ, chiều ra nghệ. Riêng với những chú gà già, gà thừa cân thì thời gian ra nghệ cách 1 ngày từ lúc vào nghệ để gà săn chắc và giảm mỡ.

Các lưu ý khi vào nghệ và ra nghệ cho gà

Việc vào nghệ và ra nghệ cho gà chọi khá đơn giản. Bất cứ người nuôi gà nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây phản tác dụng, có thể khiến gà chiến của bạn xuống phong độ. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến kê của mình, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

Xác định tình trạng của gà có thể vào nghệ được hay không.

Nên vào nghệ vào hôm thời tiết nắng ráo. Nếu không thì phải tìm vị trí kín gió để tiến hành.

Trong ngày vào nghệ, cho gà chọi ăn ít hơn bình thường.

Với những chiến kê sắp thi đấu, không nên vào nghệ cho gà trước khoảng 4-5 ngày.

Khi vào nghệ, cần tránh để rượu nghệ rơi vào mắt, mũi, miệng của gà. Tránh vào nghệ tại đầu gối chân của gà vì có thể làm kém gân gà.

Không nên phơi nắng gà quá lâu tại khu vực nắng gắt. Tốt nhất cho gà đứng ở nơi thoáng mát.