Top 5 # Xem Nhiều Nhất Video Chọi Gà Nòi Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đá Gà Nòi Và Video Clip

gà nòi là gì?

Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa ưu việt của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Giống gà này đã được xuất khẩu ra thế giới từ trước thập niên 1990, nhưng chưa được Hoa Kỳ công nhận là một giống gà tiêu chuẩn. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam. Gà nòi gồm: Mã Kim và Mã Mái

Các giống gà nòi

Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Gà đòn như thần quyền, thì gà cựa thiên về đao pháp (cựa) cho nên mức độ sát thương cao hơn, ăn thua nhanh hơn. Lối đánh nhanh và đẹp hơn. Gà đòn thì thiên về đòn thế, sức lực. Một con gà đòn hay và thành danh, là một khẳng định cũa một giá trị cũa một Tông gà (bổn) và luôn cả danh tiếng cũa sư kê. Cho nên người ta chọi gà đòn còn vì danh dự hơn là mức độ ăn thua về tiền cuộc. Gà đòn Việt Nam đã đóng lại phần các giống gà Việt Nam. Có thể phân biệt rõ ràng dòng gà Việt Nam với các dòng đòn khác. Ngoài ra còn có giống gà chín cựa huấn luyện thành gà nòi, con gà giống chín cựa đất thủy tổ là một con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Tuy có chín cựa nhưng nó chưa đủ để thành một thần kê trong truyền thuyết vì vóc dáng xấu, lông ngắn, chân chì

Miền Bắc và Trung

Hai con gà nòi ở Quảng Ngãi thuộc nòi gà sông Vệ Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn la đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8 kg-4,0 kg. dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng. Gà nòi đòn là giống gà trụi cổ và là giống gà cổ xưa. Gà đòn là giống gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn, hoặt bịt cựa, đây là giống gà tổ tiên cũa dòng gà chọi. Gà đòn có thể trạng khá lớn so với các dòng gà khác, Gan lỳ và dũng mãnh, tuy không nhanh nhen như dòng gà nòi cựa, nhưng đòn đá rất mạnh. Ngày nay hầu hết các tỉnh phía bắc Việt Nam vẫn còn duy trì chọi gà đòn như một nét văn hóa cổ truyền, tuy nhiên Gà đòn lại chỉ thịnh hành từ miền Trung ra Bắc, trong Nam ít thấy gà đòn, mặc dù vậy vẫn có thể tìm thấy một số ở Hóc môn Bà Điễm và Cao Lãnh Đồng tháp. Ngược lại dòng gà cựa cũng chĩ thịnh hành ở miền Nam. Gà đòn có hai dòng rõ rệt dòng mã chĩ (mả Kim) và dòng mã lại (mã mái).

Miền nam

Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi, nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa, hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam, khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.

Đây có thể nói là một giống tốt. Sắc lông chúng đa dạng đũ màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng, đặc biệt có cặp cựa dài và gất gan dạ hiếu chiến. Đặc biệt rất nhanh nhen. Thịt gà nòi ngon, sản lượng trứng không nhìêu mỗi lứa chĩ từ 7-12 trứng. nhưng người nuôi gà nòi chỉ chú ý chúng như một dòng gà chọi. Nuôi và cung cấp gà chọi là một nghề đang ăn nên làm ra nông thôn miền nam. Người ta nuôi và gắn cho chúng một cặp cựa sắc khi đá. Đá gà trong Nam thường gắn liền với tiền cược. có khi lên rất cao. Gà cựa thường thấy chủ yếu nuôi ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn thường là dưới 3,0 kg.

Gà nòi Chợ Lách có giá, đắt hàng như vậy thì nhất thiết phải có những độc đáo riêng. Thời trước ở Chợ Lách đã có những trường gà chơi “chọi gà nghệ thuật”. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và hết sức đặc thù nên nghề nuôi gà nòi đã xuất hiện nơi này từ khá lâu. Chợ Lách cũng là một trong những nơi giữ được nguồn gien của các giống gà nòi quý hiếm. Để tạo ra gà giống tốt thì vấn đề quan trọng là phải biết chọn gà mái chất lượng, đi kèm với gà trống tuyệt hảo để lai tạo. Gà mái phải có ngoại hình khỏe mạnh, hung hăng để di truyền tính mạnh mẽ sang đàn con, còn gà trống thì phải có thể chất tốt, gan lỳ, chịu đòn và tránh đòn nhanh lẹ thì mới thi đấu bền bỉ được. Gần đây, có một số cơ sở còn tìm tòi những giống gà hảo hạng từ nước ngoài nhập về để “phối giống” với gà Chợ Lách, nhằm tạo ra những giống gà mới to khỏe hơn, hay hơn

Cách chọn gà chọi (gà nòi)

Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông chó giống cha, gà gống mẹ là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:

Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

Cổ to, dài, thẳng.

Lưng rộng, cánh dài.

Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.

Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, dân gian mới có câu rằng: Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt. Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. Tuy nhiên, có câu “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Con gà tức nhau tiếng gáy”.

Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….

Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao,xuyên tạc, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.

Video clip đá gà nòi

https://www.youtube.com/watch?v=nT1XAFENICE

Tìm kiếm phổ biến:

da ga noi

đá gà nòi

gà nòi

chọi gà những trận đấu ăn ngược

da ga noi don

da ga choi 2016

clip da ga noi

coi da ga noi

video đá gà nòi

choi châu đô sỏ

Gà Chọi Kết Là Gì, Tổng Hợp Video Đá Gà Chọi Kết Hay

Nếu đam mê gà đá, tham gia nhiều đấu trường, giao lưu nhiều kê sư,… chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên “gà chọi kết”. Nhưng về tìm hiểu thì không có bất cứ thông tin gì về giống gà này. Vậy gà chọi kết là gì? Có phải một giống gà đá không? Ưu nhược điểm ra sao? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin hữu ích. Theo dõi ngay!

GÀ CHỌI KẾT LÀ GÌ

Trên thực tế, gà chọi kết không phải một giống gà cụ thể. Theo nhiều kê sư giải thích thì:

– Gà chọi: Là gà đá.

– Kết: Nghĩa là con gà mà bạn thích, quý và kết nó. Hiểu đơn giản thì những con gà đá hay, có tài, thắng nhiều kỳ,…

Nói một cách dễ hiểu thì đây là cách gọi của những chú gà đá hay, sở hữu đòn đánh ấn tượng, đã từng tham gia nhiều đấu trường và giành chiến thắng. Hay đơn giản là kê sư “kết nó” chỉ vì một đặc điểm nào đó.

Nhìn chung khi nói đến “gà chọi kết” bạn có thể mường tượng nó như một chú gà tài hoa, đá tốt hoặc có đặc điểm “hơn người”.

TỔNG HỢP VIDEO ĐÁ GÀ CHỌI KẾT HAY NHẤT

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GÀ CHỌI KẾT

Qua khái niệm gà chọi kết, chắc anh em cũng phần nào nắm được ưu nhược điểm của những chú gà này rồi, đúng không nào.

·Thường là những chú gà tài

·Sở hữu đòn đánh hay

·Sức bền, chịu đòn tốt

·Ngoại hình ổn

– Về nhược điểm:

·Số lượng ít, khó gặp

·Giá thành cao

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỞ HỮU MỘT CHÚ GÀ CHỌI KẾT

THỨ NHẤT – GÀ CHỌI KẾT PHẢI ĐẢM BẢO VỀ TÔNG DÒNG

Một chú gà chọi có tông dòng tốt thì quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ dễ hơn một chú gà thông thường. Đó là lý do vì sao mọi kê sư đều quan tâm đến vấn đề phối giống, tìm kiếm con mái + con trống tốt để kết hợp.

Khi chọn gà trống, gà mái cần lưu ý các vấn đề sau:

– Gà mái: Hung dữ, sở hữu đòn đánh càng tốt, có sức khỏe,…

– Gà trống: Ngoại hình ổn, có sức khỏe, thắng ít nhất 2 – 3 trận….

Bên cạnh đó lưu ý cả gà bố lẫn gà mẹ đều không cùng huyết thống hoặc lai cận huyết, dị tật bẩm sinh,… vì sẽ di truyền cho đời con.

Sau khi phối giống thành công hãy để gà mẹ tự ấp trứng và nuôi dưỡng. Đến khoảng 2.5 – 3 tháng thì tách trống và mái ra nuôi riêng,

THỨ HAI – ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Nuôi gà đá có rất nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như:

– Với gà con: Tập trung cho ăn thật nhiều để tăng cân, cơ thể phát triển toàn diện, có sức đề kháng để chống lại bệnh tật….. Ưu tiên cho ăn cám thay vì thóc/ lúa. Vì lúc này hệ tiêu hóa của gà chưa hoàn thiện, rất dễ mắc bệnh khó tiêu. Ở tuổi này cũng chưa cần cho ăn mồi.

– Với gà đang trong giai đoạn trưởng thành: Thay cám bằng thóc/ lúa (ưu tiên nên ngâm qua nước một đêm trước khi cho gà sử dụng để tăng hàm lượng dinh dưỡng cũng như giúp tiêu hóa nhanh). Bổ sung thêm mồi, rau xanh, vitamin, khoáng chất cho gà,…. Đây là giai đoạn gà tăng cơ.

– Với gà trưởng thành: Cân nhắc chế độ dinh dưỡng, tránh trường hợp gà tăng cân không kiểm soát. Tăng khẩu phần rau, giảm chất đạm xuống (thóc/ lúa). Mồi cũng bổ sung thường xuyên – khoảng 2 đến 3 lần trong tuần để tăng độ bền, sức khỏe và độ máu chiến.

Ngoài ra thì còn có chế độ dinh dưỡng trước khi thi đấu, chế độ dinh dưỡng trong quá trình biệt dưỡng,… anh em đều phải lưu ý.

THỨ BA – MUỐN SỞ HỮU GÀ CHỌI KẾT KHÔNG THỂ THIẾU QUY TRÌNH HUẤN LUYỆN

Đây là tiêu chí cuối cùng nếu muốn sở hữu một chú gà chọi kết. Có rất nhiều phương pháp tập luyện tăng sức bền và khả năng chiến đấu cho gà, như:

– Chạy lồng: Nhốt một chú gà cùng trạng vào bội, cho chú gà cần tập luyện ở ngoài. Hãy đảm bảo hai chú gà không thể cọ mỏ được. Sau đó chú gà bên ngoài sẽ tự động chạy quanh bội để tìm cách chui vào, giao chiến với con bên trong. Việc chạy liên tục như thế sẽ giúp chân chúng chắc khỏe hơn, tăng lực cho mỗi cú đánh.

– Tập chuồng quầng, chuồng bay: Đây là hai loại chuồng thiết kế riêng để hỗ trợ gà chọi tập luyện.

Chuồng bay thì chú trọng chiều cao hơn chiều rộng, anh em làm một cái chuồng thật cao rồi bắt cây ở giữa – đồng thời treo thức ăn ở vị trí này. Cho gà tập luyện bằng cách thả vào chuồng, chúng sẽ bay lên khi cần thức ăn và bay xuống nếu muốn di chuyển. Mỗi ngày đều tập đi tập lại như thế sẽ giúp đôi cánh chắc khỏe, tạo nên nhiều đòn đánh ấn tượng từ trên cao.

– Xổ gà: Nhớ là xổ thử để gà quen với không khí của đấu trường thôi chứ không đá thật. Nhớ bịt mỏ và cựa của hai chú gà lại để không bị thương. Sau đó để chúng tự vần/ sáp vào nhau. Cách huấn luyện này trông đơn giản nhưng hỗ trợ tăng sức bền rất lớn.

– Khác: Ngoài tập luyện cho gà kê sư nên nhớ vào nghệ cho gà để da dẻ đỏ lên vừa đẹp mắt vừa tăng độ dày cho da. Cắt tỉa lông để cơ thể chúng trở nên nhẹ nhàng hơn, hạn chế bị đối thủ quắp/ cắn khi thi đấu. Bên cạnh đó làm nước dầm cẳng để giúp chúng thư giãn, máu huyết lưu thông….

Muốn mua gà chọi kết bạn có thể đến các trang trại nuôi gà có tiếng để tham khảo. Hoặc mua lại từ những kê sư chơi đá gà – chỉ cần ra giá cao, người bán sẽ không ngại “share” đâu.

Còn về mức giá của gà chọi kết thì không có khoảng giá cụ thể, nhưng thường thì khá cao, dao động tầm vài chục – vài trăm triệu là hết sức bình thường.

Đặc Điểm Giống Gà Chọi Nòi Truyền Thống

Gà nòi là gì? Gà chọi nòi hay còn được gọi là gà đòn là cách dùng quản và chân để đánh đòn. Gà nòi phổ biến nhất ở miền Bắc và miền Trung. Còn miền Nam chủ yếu là gà cựa. Một số đặc điểm chung của gà nòi thường xét đến các bộ phận như:

Gà chọi nòi được ví như loại gà không cựa bởi cựa gà đòn có gốc to mọc khá lâu và không dài. Cựa mới mọc chỉ nhú lên như hạt bắp. Do chủ yếu dùng quản và bàn chân để tấn công vào đối phương nên cựa gà đòn thường bị cưa bớt hoặc mài nhẵn. Một số người chơi gà đòn thường bấm cựa khi mới nhú để cựa bị tầy đầu và không nhú ra được nữa nên thường được gọi là gà không mọc cựa.

Đầu gà nòi thường lớn hơn so với gà bình thường, đỉnh đầu lớn bản và bằng. Mặt gà rộng có xương gò má nhô cao. Do gà chọi nòi được chăm sóc đặc biệt và gần với người nên diện mạo trên khuôn mặt của gà chọi nòi luôn tỏ rõ được sự tự tin. Nếu xuất hiện người lạ gà sẽ nghiêng mặt, trố mắt để theo dõi. Nếu gặp con gà khác lộ rõ vẻ sát khí thông qua đôi mắt.

Chân gà chọi nòi thường khô được bao bọc bởi hai hàng vảy lớn. Có thể thuộc vào giống chân vuông hoặc không. Và có một đường chỉ đất chạy dọc xuống chân. Ngoài ra, một số gà đòn khác có thể có ba hay bốn hàng vảy và được xếp vào hàng gà hiếm .

Quản gà là gì? Chính là phần cần cổ gà nơi nối liền giữa đầu và mình. Do chủ yếu dùng quản để tấn công nên cổ gà nòi thường lớn và trông rất mạnh bạo. Xương cổ gà rất cứng, các khớp xương cổ liền mạch xếp đều đặn. Chiều dài của cổ tương xứng với chiều dài của cơ thể.

Da gà chọi nòi được các sư kê om bóp bằng rượu nghệ thường xuyên nên rất dày và có màu đỏ rực. Lớp da ở cổ được xếp lớp theo hình sóng gợn. Và nòi cũng phải được cắt tỉa lông thường xuyên để thuận tiện cho quá trình om bóp. Vừa tạo lực mạnh hơn khi đánh đòn bằng quản.

Đặc tính riêng của giống gà chọi nòi Việt Nam

Ngoài các đặc điểm chung như ở trên thì gà nòi Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt so với các giống gà đòn trên thế giới. Ví dụ như:

Chân: tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác được ưa chuộng nhất

Đuôi: ngắn, lông cứng có hình cánh quạt để hỗ trợ trong việc bay nhảy để ra đòn.

Bộ lông: thưa ở phần đầu, cổ, đùi. Có nhiều màu khác nhau như: ô, điều, nhạn…

Tiếng gáy: gà chọi nòi Việt Nam không gáy nhiều như gà Thái, gà Tàu nhưng tiếng gáy rất trầm hùng và vang.

Kể tên các giống gà chọi thuần chủng nổi tiếng

Gà chọi nòi Việt Nam nổi tiếng nhất vẫn xuất hiện nhiều ở miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên và một số tỉnh của miền Bắc như Bắc Giang, Hà Nội…Và các dòng gà chọi nổi tiếng thường là dòng gà Xám, gà Ô là giống gà nòi hay, gà nòi đẹp. Và đã có những chiến kê thuộc vào dòng gà này trở thành những huyền thoại trong làng gà đòn Việt Nam.

Ngoài ra, đối với các giống gà chọi trên thế giới thì có các loại gà đá nổi tiếng như gà Peru, gà Asil, gà Shamo…Đều là những giống gà đá mới du nhập vào Việt Nam nhưng cũng rất được ưa chuộng.

Với ngoại hình đặc trưng thì gà chọi nòi rất dễ nhận biết, gần như khác hoàn toàn so với các dòng gà cựa. Nghệ thuật đá gà đòn cho đến hiện nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. Được coi là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Lưu ý, nhận biết được gà chọi nòi thì cần phải biết được cách chăm sóc kết hợp với luyện tập. Thì chiến kê mới có một phong độ tốt nhất trước khi ra trận.

Xem Vảy Gà Chọi Xấu Nên Tránh Khi Chọn Gà Chọi Nòi

Xem vảy gà chọi xấu là một trong những cách chọn gà đá hay. Không phải loại vảy nào cũng là vảy quý, và gà chọi sẽ đá hay. Có những loại vảy có đặc điểm không tốt. Không những không giúp cho gà đá tốt hơn mà còn cản trở gà khi đá gà. Đây là những loại vảy gà xấu mà sư kê nên tránh khi chọn gà chọi. Tham khảo cách xem vảy gà chọi xấu tại thegioiga.net.

Xem hình ảnh gà chọi đẹp tại: Top 6 chiến kê gà đá mạnh nhất Việt Nam

Xem vảy gà chọi là cách chọn gà chọi đá hay. Có nhiều loại vảy gà khác nhau. Mỗi loại lại có những đặc trưng riêng. Có loại đẹp, có tướng tốt. Mà gà chọi nếu có những loại vảy này thường sẽ có tướng thần kê. Không thì cũng có khả năng đá gà hay.

Có những loại vảy gà chọi được mệnh danh là thần kê dị tướng. Cho thấy việc xem vảy gà chọi tốt xấu cũng rất quan trọng trong quá trình nuôi chiến kê.

Ngoài ra những sư kê có đam mê chơi đá gà ăn tiền, cá độ đá gà. Thì việc nhận biết được vảy gà chọi tốt xấu lại càng quan trọng hơn. Việc có kiến thức về gà chọi, xem tướng gà, xem vảy gà, xem cựa gà. Có thể giúp sư kê biết được đâu là gà chọi đá hay, gà chọi thần kê. Và nhận định được kết quả trận đá gà.

Thegioiga sẽ chia sẻ một số vảy gà chọi xấu, cách xem vảy ga chọi xấu. Để các sư kê có thêm kinh nghiệm về việc xem vảy gà chọi.

Những con gà chọi nếu có vảy bể biên ngoại, vảy bể biên nội hoặc vảy đâu đầu. Thường là những con gà lai.

Những con gà này đa số là đá dở. Nên các sư kê không nên nuôi, chỉ tốn công sức và tiền bạc huấn luyện. Còn khả năng đá thì không thể tăng lên được.

Gà chọi có những vảy khai vuông thám vảy là gà đá dở. Gà này đã được lai với những con gà khác, không con giữ được giống rặc. Do đó mà những đặc điểm tốt cũng mất đi không ít. Gà này nếu xem tướng gà có những đặc điểm khác tốt thì vẫn không đá hay được. Khi đi cá độ đá gà thì chẳng ăn ai.

Sư kê không nên nuôi giống gà này để huấn luyện thành chiến kê. Vì rất khó để gà chọi này có thể đá hay như những giống gà khác. Khi chọn gà nên biết xem vảy gà chọi xấu để tránh.

Nếu gà chọi có vả dặm ngoài. Và tiền nát dặm nằm ở vị trí cách ba vảy. Thì không nên ôm mộng đây sẽ là thần kê. Vì những con gà này thường không có biệt tài đá gà. Kỹ năng đá gà kém. Huấn luyện nhiều thì cũng không đá hay lên được.

Những con gà chọi có loại vảy này thường là gà chọi đã cuống bổn. Nên không được coi là giống gà nòi. Khả năng đá gà của loại gà này cũng kém. Đem đi cá độ đá gà thì chỉ có phần thua.

Xem vảy gà chọi xấu, nếu gà chọi có vảy này cùng với cựa sừng trâu. Thì không nên nuôi nữa làm gì. Vì nuôi gà đá, nhưng khi đá lại không thể đâm trúng đối thủ. Do cựa hướng chếch lên trên. Đâm khó trúng, chưa nhắm được thế đá thì đã bị đối thủ cho đo ván bao giờ.

Nếu chậu gà có thêm cục thịt lớn. Thì gà lại càng chậm chạp và nặng nề hơn.

Gà này khi đem đi đá thì ăn may mới thắng được gà người ta.

Gà không có vảy độ thì thường là gà lai. Gà này đá dở, ít khi thắng. Mà thắng thì chỉ có ăn may.

Cựa xóc đế hay cựa nẩy. Cựa này khi đâm trứng cũng không có độ đả thương cao. Mà thường thì gà chọi có cựa này thường đâm trượt.

Gà đi đá mà đâm không chỉ toàn đâm trượt thì không nên nuôi làm gì. Vì chờ đâm trúng đối thủ thì cũng đo ván từ lâu rồi.

Gà chọi nếu có vảy độ tiền không đầy đủ. Thì thường là gà đá dở. Nếu có thêm ngón chân ngắn và to thì lại càng dở hơn. Vì gà sẽ không đứng được vững vàng. Khi đá thì khó lòng cầm cự được lâu. Dễ lộ các nhược điểm, dễ ngả, khó né đòn, phản công.

Gà chọi phải có 14 vảy ở ngón nội và ngón ngoại. Riêng ngón chúa thì phải có 19 vảy.

Gà sổ chậu tám vảy là những con gà đã xuống bổn. Nên kỹ năng đá không được tốt.

Còn gà có cựa xuội, là cựa hướng xuống đất. Gà này không đem đi đá được. Vì loại cựa này đá không có khả năng sát thương đối thủ. Không nên nuôi.

Xem vảy gà chọi xấu, vảy cán dưới là vảy không tốt. Vảy cán trên nằm ở giữa khoảng cựa và gối. Còn vảy cán dưới thì ở khoảng giữa chậu và cựa.

Gà có vảy này thì không nên nuôi. Khó huấn kuyện thành gà đá hay.

Gà chọi có gối nát, sổ nội – sổ ngoại hoặc vảy vấn cán trên là gà đá được lai rồi. Nên có kỹ năng đá gà không được tốt. Những đặc điểm nổi trội của gà nòi cũng đã bị giảm xuống. Không nên cho đi cá độ đá gà hay cản mái.

Vảy ém là một chiếc vảy nhỏ. Khá giống với vảy huyền châm, nằm dưới hoặc trên cựa. Gà này tướng xấu, thường không được nuôi nhiều. Khi đá gà thì dễ thua nên cũng không nên chọn để huấn luyện thành chiến kê.

Việc nhận biết được những vảy gà chọi xấu. Có thể giúp các sư kê nhận định được khả năng đá gà của các chiến kê. Đặc biệt có ích cho những sư kê thích cá độ đá gà, chơi đá gà ăn tiền.

Bài viết chia sẻ về những vảy gà chọi xấu. Cách xem vảy gà chọi xấu. Để các sư kê có thêm thông tin khi chọn gà đá hay. Tránh những gà chọi có vảy xấu để không tốn công sức huấn luyện. Vì có đem đi đá thì cũng thua.