Việt nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho các loài động thực vật phát triển. Vì vậy nước ta được đánh giá là có đa dạng sinh học vào bậc nhất thế giới.
Từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với lịch sử phát triển lâu đời của nền nông nghiệp lúa nước, nhân dân ta đã thuần dưỡng, chọn lọc được nhiều giống vật nuôi. Đặc biệt là rất phong phú và đa dạng về các giống gà: Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tàu Vàng, Tre. Chọi, Ác, H’mông… tuy nhiên, hiện trạng và khả năng sản xuất của các giống gà này cần được hệ thống hoá và đánh giá đa dạng di truyền giúp cung cấp căn cứ để định hướng bảo tồn và phát triển các giống gà nội. Trong khuôn khổ của đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền của các giống gà nội” thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, chúng tôi tiến hành điều tra số lượng, cơ cấu đàn, theo dõi một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của các giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía.
2. Phương pháp
Nghiên cứu tiến hành trên đối tượng là 3 giống gà nội: Hồ, Đông Tảo và Mía, với hai nội dung chính: Điều tra đánh giá hiện trạng về số lượng, cơ cấu đàn, đặc điểm ngoại hình và một số chỉ tiêu sinh sản của 3 giống gà trên tại các địa phương vốn là nơi nguyên sản xuất chúng: gà Hồ tịa thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; gà Đông Tảo tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và gà Mía tại xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây, Hà Nội. Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý chăn nuôi của địa phương, trực tiếp điều traphỏng vấn các hộ chăn nuôi theo bộ câu hỏi mở. Ở mỗi địa phương, điều tra tại 50 hộ có nuôi các giống gà này. Thời gian điều tra: từ tháng 2 – 6/2007.
Theo dõi khả năng sinh trưởng của 3 giống gà: hồ (76 con), Đông Tảo (100 con) và Mía (182 con) từ sơ sinh tới 20 tuần tuổi, được nuôi theo phương thức công nghiệp với chế độ dinh dưỡng như đối với các giống gà lông màu và được ăn với chế độ ăn tự do để đánh giá khả năng sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tại Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi trong năm 2007.
2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả được xử lý thống kê mô tả bằng phân mềm Excel. 2003 và SAS 8.1 tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp bằng phần mềm SAS 8.1
3. Kết quả 3.1. Số lượng và cơ cấu của các giống gà
Kết quả thu được về số lượng và cơ cấu đàn của 3 giống gà được thể hiện ở Bảng 1
Bảng 1. Số lượng và cơ cấu đàn gà Hồ, Đông Tảo và Mía
Bảng 1 cho thấy, các giống gà chỉ còn được duy trì với số lượng rất ít, nhiều nhất là gà Mía với 2804 cá thể, đặc biệt là gà Hồ chỉ còn 572 cá thể. Với số lượng này có thể thấy nguy cơ tuyệt chủng luôn là mối đe doạ các giống gà này. Đây cũng vẫn còn là một báo động đối với công tác bảo tồn các giống gà quý này, nhất là trong thời điểm dịch bệnh xảy ra.
Các quan sát và mô tả đặc điểm ngoại hình đặc trưng của ba giống gà Hồ, Đông Tảo và gà Mía được tổng hợp ở bảng 2.
Bảng 2. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía
Gà trống màu mận chín (mã mận), màu đen (mã lĩnh).
Gà mái lông màu đất thó (mã thó), màu quả nhãn (mã nhãn), màu chim xẻ (mã xẻ).
Gà trống màu mận chín pha màu đen (mã mận), màu đen nhiều hơn (mã lĩnh).
Gà mái lông màu vàng nhạt, màu nâu nhạt
Gà trống lông chủ yếu có màu mận chín, còn lại là lông đen.
Gà mái lông màu lá chuối khô.
Nhìn chung, gà trống của ba giống gà này có màu sắc lông tương tự nhau, riêng gà trống Mía có mào đơn, trong khi hai giống còn lại không có mào đơn. Hình dáng của gà Mía bầu bĩnh, dáng hơi lùn so với hai giống gà kia.
Gà Hồ và Đông Tảo có hình dáng, màu lông khá giống nhau, chỉ có một điểm mấu chốt để phân biệt đó là kích thước và đặc điểm của chân: chân gà Đông Tảo rất to và xù xì, có vảy thịt màu vàng viền đỏ, trong khi đó gà Hồ có chân nhỏ hơn, bề mặt trơn nhẵn, không xù xì, như gà Đông Tảo.
Để đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của 3 giống gà, chúng tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được trình bày trong Bảng 3.
Kết quả điều tra này cho thấy gà Hồ và gà Đông Tảo có khối lượng khi thành thục là tương đương nhau nhưng gà Hồ lại có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn rất nhiều. Như vậy về chỉ tiêu này, nuôi gà Hồ sinh sản sẽ kém hiệu quả hơn gà Đông Tảo. Hơn nữa Đông Tảo có sản lượng trứng/ mái/ năm cao hơn so với gà Hồ (67,09 quả/ mái/ năm) trong khi đó gà Hồ là 51,27 quả/ mái/ năm. Chính vì vậy việc nhân thuần đàn gà Hồ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do tuổi thành thục muộn và năng suất trứng thấp.
Thực tế hiện nay gà Đông Tảo đang rất phát triển. Trong khi gà Hồ ở thôn Lạc Thổ hiện nay có số lượng rất ít. Năng suất sinh sản của gà Mía là tốt nhất trong 3 giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía. Tuổi thành thục của gà Mía là sớm nhất 188,17 ngày. Sản lượng trứng/ mái/năm đạt cao 96,20 quả/ mái/ năm. Theo công bố của Lê Viết Ly và cs (2001), gà Mía đẻ quả trứng đầu tiên ở 165 – 179 ngày tuổi, số trứng 9 tháng đẻ là 55 – 62 quả/ mái. Gà Đông Tảo tuổi thành thục là 159 ngày, sản lượng trứng của 10 tháng đẻ là 68,3 quả. Gà Hồ tuổi thành thục là 8 tháng, sản lượng trứng khoảng 40 – 50 quả/ mái/ năm. Như vậy, năng suất trứng của các giống gà trong nghiên cứu này là tương đương với công bố của Lê Viết Ly.
Trong 3 giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía thì năng suất sinh sản của gà Mía là cao nhất với tuổi thành thục sớm và khối lượng thành thục thấp, sản lượng trứng/ mái/ năm là cao nhất, trội hơn hẳn so với 2 giống còn lại. Tuy nhiên, khối lượng trứng là thấp nhất và chênh lệch về khối lượng trứng giữa các giống là khá lớn: khoảng 3 – 4 g/quả. Gà Hồ có sản lượng trứng/ mái/ năm là thấp nhất 51,27 quả/ mái/ năm. Nhưng khối lượng trứng của gà Hồ lại đạt cao nhất 52,32 g/quả, trong khi đó gà Mía có khối lượng trứng là 42,16 g/quả.
Khả năng sinh trưởng của 3 giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía từ 0 đến 9 tuần tuổi được thể hiện ở Bảng 4. Khối lượng gà 1 ngày tuổi của 3 giống gà rất khác biệt, có khối lượng sơ sinh cao nhất là gà Đông Tảo (35,33 g/con) thấp nhất là gà Mía (30,06 g/con). Theo Lê Viết Ly và cs (2001), khối lượng 1 ngày tuổi của gà Đông Tảo là 38,5 g/con và gà Mía43 g/con.
Như vậy, kết quả của chúng tôi thu được là thấp hơn. Mặc dù gà Mía có khối lượng xuất phát lúc 1 ngày tuổi thấp nhất, nhưng chúng lại có tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi luôn ở mức cao nhất, tiếp đến là gà Hồ và thấp nhất là gà Đông Tảo. Từ 2 – 5 tuần tuổi, gà Đông Tảo luôn có khối lượng tương đương gà Hồ và thấp hơn gà Mía. Vào tuần tuổi thứ 6 và 7, gà Đông Tảo luôn có khối lượng thấp hơn rõ rệt so với gà Hồ và Gà Mía (P < 0,05).
Tuy nhiên đến tuần thứ 9, gà Đông Tảo có khối lượng tương đương gà Mía và cao hơn gà Hồ (P < 0,05). Lúc 10 tuần tuổi, việc phân biệt trống, mái theo ngoại hình của ba giống gà đã rất rõ ràng, vì vậy theo dõi sinh trưởng được tách riêng giữa gà trống và gà mái, kết quả được thể hiện ở Bảng 5 và Bảng 6.
Như vậy, gà Mía có tốc độ sinh trưởng nhanh trong giai đoạn 0 đến 9 tuần tuổi, sau đó chậm dần. Điều này có thể lý giải là do gà Mía có tuổi thành thục sớm nhất và khối lượng khi trưởng thành nhỏ hơn so với gà Hồ và gà Đông Tảo. Gà Hồ và gà Đông Tảo có tuổi thành thục muộn hơn, khối lượng trưởng thành lớn hơn hẳn so với gà Mía, vì vậy giai đoạn đầu chúng sinh trưởng với tốc độ chậm hơn, nhưng đến giai đoạn sau, chúng sinh trưởng nhanh hơn và có khối lượng cao hơn hẳn so với gà Mía lúc ở 20 tuần tuổi.
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Tỷ lệ nuôi sống của các giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía
Kết quả bảng 7 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 5 – 6 tuần của cả ba giống gà này đều ở mức trên 90%, từ tuần thứ 7 trở đi tỷ lệ nuôi sống của gà Mía đã tương đối thấp. Đến 20 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà Mía chỉ là 67,58%, cao nhất là gà Đông Tảo cũng chỉ đạt 85,00%. Theo Nguyễn Văn Lưu (2005), tỷ lệ nuôi sống của gà Hồ giai đoạn 0 – 12 tuần tuổi là 92,28 – 100%, theo Lê Thị Nga (1999), tỷ lệ nuôi sống của gà Đông Tảo giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi đạt 95,33%. Điều này cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của các giống gà trong nghiên cứu này là thấp.
3.6 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà Mía là tăng dần: 1 tuần tuổi và 20 tuần tuổi tương ứng là 0,50 và 6,32 kg TĂ/kg tăng trọng. Từ 1 – 8 tuần tuổi, gà Mía có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất, tiếp đến là gà Hồ và cao nhất là gà Đông Tảo.
Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối, gà Mía lại có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn 2 giống kia. Lý do là khối lượng trưởng thành của gà Mía là thấp hơn, vì vậy giai đoạn đầu tuy tiêu tốn thức ăn thấp hơn, nhưng khi tốc độ sinh trưởng chậm lại, tầm vóc cơ thể bắt đầu ổn định, tiêu tốn thức ăn tăng lên.
Trung bình toàn bộ giai đoạn sinh trưởng từ 1 – 20 tuần tuổi, gà Hồ có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất, tiếp đó là gà Đông Tảo và cao nhất là gà Mía. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu khác: theo Nguyễn Văn Lưu (2005) tiêu tốn thức ăn của gà Hồ đến 16 tuần tuổi là 3,32 kg Theo Nguyễn Văn Thiện (1999), tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng đến 15 tuần tuổi của gà Mía ở con trống là 2,63kg, ở con mái là 2,70 kg, đến 24 tuần tuổi con trống là 3,88 kg, con mái là 4,75kg.
Bảng 8. Thu nhận và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của các đàn gà Hồ, Đông Tảo, Mía.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Đăng Vang và cs, (1999) tiêu tốn thức ăn của gà Đông Tảo tính đến 22 tuần tuổi ở con trống là 3,89 kg, con mái là 4,55kg.
4. Kết luận
Ba giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía có thể phân biệt đặc điểm giống thông qua các đặc điểm ngoại hình màu lông, kiểu mào, vẩy chân.
– Số lượng cá thể tại nơi nguyên sản của mỗi giống rất ít: gà Hồ là 572 con, gà Đông Tảo là 820 con và gà Mía là 2804 con.
– Cả 3 giống gà đều có tuổi đẻ trứng đầu muộn: gà Hồ là 288,45; Đông Tảo là 194,32 và Mía là 188,17 ngày tuổi. Năng suất trứng đạt thấp: Hồ là 51,27 quả/ mái/ năm; Đông Tảo 67,09 quả và Mía là 96,20 quả/ mái/ năm.
– Sinh trưởng trong giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi của gà Mía là cao nhất, nhưng từ 10 đến 20 tuần tuổi, gà Hồ và Đông Tảo là tương đương còn gà Mía thì thấp hơn hẳn.
– Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi ở gà Đông Tảo là 85%, gà Hồ là 76,32% và gà Mía 67,58%.
– Tiêu tốn thức ăn đến 20 tuần tuổi ở gà Mía là cao nhất (6,32 kg/kgTT_), thấp nhất là gà Hồ (3,72 kg/kgTT).
Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà Hồ, 1. Nguyễn Văn Lưu (2005). Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen động vật ở Việt 2. Lê Viết Ly (2001). (tập II). Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Đông Tảo và con lai giữa gà Đông Tảo với gà Tam Hoàng, 3. Lê Thị Nga (1999). Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp.
. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía, 4. Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh (1999) Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam.
Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ ISA color và con lai giữa gà ISA với gà SASSO (X44). 5. Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Đào Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Mười và Lê Tiến Dũng (2004). Kabir, Lương Phượng, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y – Phần chăn nuôi gia cầm. Nxb Nông nghiệp.
Khả năng sản xuất của gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương, 6. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Mạnh Hùng (1999). Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Lai kinh tế gà 7. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và Phạm Thị Minh Thu (1999). Leghorn và Rhode Ri, chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt .