Cập nhật nội dung chi tiết về Từ Chàng Trai Mồ Côi Đến “Tỉ Phú Gà Ri” Đất Lạc Thủy mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(HBĐT) – “Top 50 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016”, bằng khen “Thanh niên tiêu biểu vì cộng đồng” của Hội LHTN tỉnh năm 2017 và nổi bật nhất là giải thưởng “Sao Thần nông” của Hội Nông dân Việt Nam năm 2016 cùng hàng chục bằng khen khác, đó là bảng thành tích đáng mơ ước mà “tỉ phú gà ri” Bùi Đông Giang, xóm An Sơn 1, xã An Bình, huyện Lạc Thủy có được từ khi khởi nghiệp đến giờ.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất khó An Bình, mồ côi cha từ khi còn bé, Bùi Đông Giang sớm phải tự lập với nhiều nghề, từ buôn bán thức ăn chăn nuôi đến vật liệu xây dựng. Trải qua bao khó khăn, bôn ba, vất vả nhưng anh không thôi nuôi mộng đổi đời. Những lúc rảnh rỗi, anh thường tới thăm các hộ kinh doanh tại địa phương và vùng lân cận, lên mạng tìm hiểu các mô hình kinh doanh hiệu quả với mong muốn tìm hướng thoát nghèo. Tham quan nhiều mô hình chăn nuôi, trong đó có các trại nuôi gia cầm lớn, nhỏ, anh luôn trăn trở: “Con gà mình vẫn nuôi ngoài sân hàng ngày hóa ra lại là giống gà quý hiếm. Thậm chí ngay cả người dân bản địa cũng không biết rằng nó quý không kém gì gà Đông Tảo, gà Hồ…vậy tại sao không bảo tồn, giữ lại nguồn gen quý hiếm, đồng thời nhân rộng và phát triển để làm giàu, trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương?”. Từ sự cần cù, chăm chỉ cùng với khát vọng làm giàu đã thôi thúc anh từ bỏ công việc hiện tại, tìm cho mình hướng đi riêng, phát triển mô hình nuôi gà giống bản địa tại quê hương.
Mô hình liên kết chăn nuôi gà ri giống Lạc Thủy đem về cho anh Bùi Đông Giang, xóm An Sơn 1, xã An Bình (Lạc Thủy) thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Từ khoản vay bạn bè và số tiền ít ỏi dành dụm được, năm 2014, anh Giang bắt tay xây dựng mô hình với 500 con gà ri thuần chủng được chọn lựa kỹ tại các hộ nuôi gà lâu năm trong huyện. Để giống gà luôn giữ được các đặc tính quý, thuần chủng, anh học tập kinh nghiệm ấp trứng từ các mô hình nuôi gà giống trong huyện, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các hội thảo, internet. Năm đầu tiên triển khai mô hình, đàn gà của anh phát triển tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng nên bán được hết. Từ tiền lãi và các nguồn vốn vay, anh tiếp tục đầu tư thêm máy ấp trứng, mở rộng chuồng trại. Hiện tại, trại gà của anh có 8.000 – 10.000 gà đẻ, 2.000 – 3.000 gà thịt, 4 lò ấp trứng hiện đại với 10 nhân công. Hàng tháng, anh xuất hơn 4 vạn con gà ri giống thuần chủng cho hàng trăm hộ nuôi gà thương phẩm khắp cả nước. Bình quân mỗi năm, gia đình anh có thu nhập 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.
Nhờ đầu tư một cách khoa học, bài bản ngay từ ban đầu, trại gà của anh Giang khắc hẳn với các mô hình nuôi gà truyền thống bởi có thể can thiệp được nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm… Đàn gà của anh được nuôi trong môi trường khép kín, vô trùng, có hệ thống cảm biến nhiệt độ. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì hệ thống quạt, nước làm mát tự động mở. khi nhiệt độ hạ thấp thì hệ thống đèn sưởi được khởi động, các hệ thống quạt, nước làm mát tự động tắt. Anh không phun thuốc khử trùng trại gà như cách thông thường mà pha thuốc vào hệ thống nước làm mát ốp tường để khử trùng không khí trong chuồng nuôi.
Nhằm giúp thương hiệu gà ri Lạc Thủy cạnh tranh cao hơn so với các loại gia cầm trên thị trường, đồng thời nâng cao lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, anh Giang áp dụng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, bán giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ vệ tinh, đồng thời hỗ trợ bao tiêu sản phẩm. Riêng tại xã An Bình đã có gần 20 hộ tham gia vào chuỗi liên kết của anh Giang. Bên cạnh đó, anh chủ động đến các chợ đầu mối gia cầm lớn ở Hà Nội như chợ Hà Vỹ (Thạch Thất), chợ Hải Bối (Đông Anh), chợ La Khê (Hà Đông) và các tỉnh, thành khác… nhằm tìm kiếm đầu ra ổn định cho các trại vệ tinh.
Anh Giang cho biết: “Hầu như đêm nào tôi cũng phải lo việc giao dịch xuất bán gà cho các thương lái. Là người cung cấp giống, thức ăn và các loại vật tư cho các hộ vệ tinh nên gà của hộ nào đến kỳ xuất bán tôi đều nắm rõ. Vì vậy, thương lái từ các chợ đầu mối luôn có chuẩn gà ri bản địa, còn các hộ liên kết không mất thời gian tìm mối bán; mỗi con gà từ chuỗi liên kết của tôi đều có giá cao, ổn định trên thị trường”.
Từ chàng thanh niên mồ côi cha, lăn lộn với nhiều nghề, nay anh Giang đã thành tỷ phú. Bên cạnh đó, anh còn là đoàn viên gương mẫu, tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện. Nhờ sự chăm chỉ, sáng tạo, không ngừng vươn lên, anh đã thực hiện được giấc mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, đồng thời góp phần giúp bà con vùng quê nghèo An Bình thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất, chăn nuôi, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ thương hiệu gà ri Lạc Thủy.
Chàng Trai Mồ Côi Cha Nuôi Gà Ri Thành Tỷ Phú Ở Hòa Bình
Anh Bùi Đông Giang (33 tuổi), một chàng trai mồ côi cha từ bé, đã vươn lên trở thành chủ trại giống gà ri với thu nhập 7 tỉ đồng/năm.
Nhắc đến các giống gà quý hiếm trong nước, người ta thường nghĩ ngay đến gà Đông tảo. Tuy nhiên, giữa vùng núi An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình, còn có một giống gà đặc hữu, quý hiếm không kém đó chính là gà ri thuần chủng Lạc Thủy. Đây là giống gà địa phương được bà con nông dân Lạc Thủy nuôi từ lâu và hiện rất được thị trường ưa chuộng. Nơi đây đang có những trại giống công nghệ cao chuyên bảo tồn giống gà ri và đã cung cấp cho hàng trăm hộ nuôi thương phẩm khắp cả nước. Chủ trại là anh Bùi Đông Giang – một thanh niên 33 tuổi.
Anh Bùi Đông Giang (áo trắng).
Anh Giang cho biết, 4 trại ấp trứng của anh đều lắp máy ấp tự động, mỗi tháng cho xuất 40.000 con gà ri giống bản địa thuần chủng. 10 lao động của anh đều được học và tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật, từ việc đơn giản như chọn, xếp trứng vào khay, đưa vào lò ấp.
Khác hẳn cách nuôi truyền thống, anh Giang nuôi gà bố mẹ trong trại khép kín, vô trùng, cách biệt với bên ngoài, có thể điều chỉnh được nhiệt độ. Anh không phun khử trùng, mà cho thuốc vào hệ thống nước trong giàn làm mát ốp tường để khử trùng không khí chuồng nuôi.
Được các chuyên gia từ Viện Chăn nuôi tư vấn, trại nuôi công nghệ cao của anh Giang đang chọn tạo giống chuẩn, bảo tồn nguồn gen tốt của giống gà ri bản địa Lạc Thuỷ nhỏ con, thịt chắc, thơm ngon.
Hiện có rất nhiều hộ nông dân xin vào chuỗi liên kết gà ri Lạc Thủy của anh Giang.
Anh Giang cho biết, đêm nào anh cũng phải lo việc xuất gà cho các hộ vệ tinh. Anh cấp giống, thức ăn và các loại vật tư cho các hộ liên kết nên nắm chắc gà của hộ nào đến kỳ xuất bán. Vì vậy, tư thương có mối chuẩn gà ri bản địa, còn các trang trại không mất thời gian đi bán.
Được bầu vào Hội đồng nhân dân xã An Bình, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình, anh Giang tiếp tục phát triển chuỗi liên kết gà ri Lạc Thủy. Ngày càng có nhiều hộ xin vào chuỗi liên kết của anh. Nhiều hộ dân tộc Mường ở địa phương đã thoát nghèo nhờ nuôi gà cùng anh Giang.
Chàng thanh niên mồ côi cha từ bé, sớm phải tự lập với rất nhiều nghề vất vả nay đã thành tỷ phú. Có được kết quả này đó là nhờ anh quyết tâm hiện thực hóa khát vọng làm giàu và giúp bà con vùng núi khó khăn quê hương cùng phát huy lợi thế địa hình, khí hậu để chăn nuôi hiệu quả.
Cần cù, sáng tạo, anh Giang đã thành công khi mới 30 tuổi. Học hỏi theo anh, tham gia chuỗi liên kết của anh, nhiều nông dân cũng trở nên giàu có. Bùi Đông Giang xứng đáng là điển hình của lớp thanh niên nông dân kiểu mới với Giải thưởng Sao Thần nông của ngành nông nghiệp.
Chàng Trai Khởi Nghiệp Nuôi Gia Cầm
Trao đổi với Phú Hữu Hải Đăng, chúng tôi được biết anh tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thủy lợi thuộc Trường Cao đẳng Công nghệ- Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung năm 2013. Sau khi ra trường, anh về quê lập gia đình và khởi nghiệp chăn nuôi gia cầm. Cả hai bên cha mẹ kinh tế đều khó khăn, anh theo bạn bè làm nghề thợ sắt dành dụm vốn liếng mua 20 con gà mái nuôi sinh sản truyền thống mẹ ấp trứng nở con. Nhìn thấy gà mẹ ấp và nuôi con mỗi lứa kéo dài 4 tháng, anh đến các trại gà trên địa bàn tỉnh tìm hiểu cơ chế hoạt động máy ấp trứng. Với kiến thức hiểu biết kỹ thuật căn bản, Hải Đăng mua vật tư tự đóng và lắp ráp thiết bị điện tử cho tủ ấp trứng gà công suất 300- 500 trứng có giá thành thấp, tỉ lệ nở con đạt trên 80%. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, anh đã phát triển đàn gia cầm giống lên 260 con với các giống gà ta, gà rừng, gà Lương Phượng, gà Đông Tảo, vịt Xiêm.
Anh Phú Hữu Hải Đăng chăm sóc đàn gà Lương Phượng.
Anh đưa trứng gà vịt vô máy ấp kiểm tra khả năng sinh trưởng của phôi vào các ngày thứ 4 và thứ 15 để kịp thời loại thải những trứng không đạt. Sau khi gà con “xuống khay”, anh ủ ấm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin phòng bệnh cho gia cầm. Sau hai tuần tuổi gà con chăm sóc khỏe mạnh được Hải Đăng xuất bán cho bà con thôn xóm với giá 15 ngàn đồng/con. Trung bình mỗi tháng, anh cho ra lò 400- 500 con gà vịt giống, thu nhập 7- 8 triệu đồng, trừ hết chi phí còn lãi 3-4 triệu đồng bảo đảm cuộc sống gia đình. Anh Phú Hữu Hải Đăng được ba mẹ cho ra riêng đang tiến hành xây dựng nhà ở và làm chuồng nuôi gia cầm trên đồng đất Chòm Lôn. Sau khi an cư lạc nghiệp, anh tập trung nuôi gà mái Lương Phượng lai gà nòi địa phương cho ra gà con F1 có khả năng tăng trọng nhanh, chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon đáp ứng nhu cầu thị trường giống nuôi gà thương phẩm. Đồng thời, anh tập trung mở rộng đàn gà rừng, gà Đông Tảo cung cấp con giống gà “nuôi cảnh” của người dân địa phương, gà giống nuôi cảnh có giá cao gấp 3- 4 lần gà nuôi thịt thương phẩm.
“Em yêu thích gắn bó với con gà từ tuổi thơ nên khi lập gia đình vợ chồng quyết tâm khởi nghiệp từ nghề nuôi gia cầm. Gà con mới nở sức đề kháng kém nên đòi hỏi sự chịu khó của người nuôi từ khâu chọn trứng, ấp trứng, úm con, phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng cho đàn gà theo độ tuổi. Lượng con giống của gia đình em hiện nay chưa đủ cung cấp nhu cầu nuôi gia cầm của bà con làng Mỹ Nghiệp. Sau khi hoàn thành ngôi nhà mới trên khu đất rộng rãi, em quy hoạch chuồng trại căn cơ để phát triển nghề nuôi gia cầm giống theo hướng an toàn, bền vững”, Phú Hữu Hải Đăng chia sẻ.
Anh Bá Văn Thủy, Trưởng Ban quản lý khu phố 13 (tên hành chính Mỹ Nghiệp) nhận xét: Phú Hữu Hải Đăng là thanh niên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương. Tuy hoàn cảnh kinh tế của hai bên cha mẹ đều khó khăn nhưng vợ chồng anh nỗ lực vươn lên bảo đảm cuộc sống gia đình ổn định từ nghề nuôi gia cầm. Con giống gia cầm của anh cung cấp bảo đảm chất lượng, khả năng nuôi sống cao được bà con xóm làng tin tưởng. Đây là mô hình thanh niên khởi nghiệp rất đáng được biểu dương nhân rộng trong cộng đồng dân cư”.
Sơn Ngọc
Chàng Trai Miền Núi Hà Tĩnh Kiếm Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Chăn Nuôi Gia Trại
Chàng trai miền núi Hà Tĩnh kiếm hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi gia trại
Bỏ nghề cơ khí, thanh niên Nguyễn Công Hiệp – SN 1994 ở thôn Trung Thủy, xã Sơn Trung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) về quê xây trang trại nuôi gà.
Tốt nghiệp trường cao đẳng nghề, Nguyễn Công Hiệp bôn ba với nghề thợ hàn ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh… Sau gần 1 năm, anh Hiệp nhận thấy công việc bấp bênh nên quyết định về quê đầu tư gia trại chăn nuôi.
Nguyễn Công Hiệp đầu tư nuôi 1.500 con gà ri.
Anh Nguyễn Công Hiệp tâm sự: “Nhận thấy những tiềm năng của quê hương, tôi luôn mong muốn mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù trái nghề được học nhưng nếu mình có đam mê thì cũng sẽ thành công.”
Bởi vậy, ngay sau khi về quê, anh Hiệp bỏ vốn đầu tư nuôi 100 con gà lai chọi nhưng thất bại do không nắm vững kỹ thuật chăm sóc. Gà chọi không được cắt mỏ, mổ nhau trụi hết lông nên bán không ai mua, anh mất sạch số vốn đã đầu tư ban đầu.
Nguồn thu nhập từ nuôi gà ri mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không nản chí, anh Hiệp tiếp tục tìm hiểu tại các trang trại nuôi gà trên địa bàn rồi quyết định vay vốn làm chuồng trại để nuôi 1.500 con gà ri. “Năm 2019, khi đầu tư nuôi gà với số lượng lớn, nhiều người bàn lùi vì 100 con không bán được giờ nuôi cả nghìn con thì quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trước khi đầu tư tôi cũng đã tìm hiểu kỹ về thị trường đầu ra, đầu tư nuôi nhiều để các thương lái biết đến và có sự lựa chọn” – Anh Hiệp chia sẻ.
Nhờ ở gần chợ Phố Châu (thị trấn Phố Châu) và chợ Rạp (xã Sơn Trung) nên hầu như ngày nào gia trại của anh Hiệp cũng có thương lái ở các xã Sơn Giang, Sơn Phú… vào mua. Mỗi năm, anh Hiệp xuất bán 2 lứa gà, mỗi lứa gần 1.000 con, giá bình quân 90.000 đồng/kg, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Chuồng nuôi thỏ của anh Hiệp được đầu tư bài bản với quy mô 600 con.
Chưa hài lòng với nguồn thu nhập, đầu năm 2020 anh Hiệp lại bắt tay đầu tư vào nuôi thỏ thương phẩm, thỏ giống. Dù nhiều mô hình nuôi thỏ trên địa bàn thất bại do thời tiết nắng nóng, chuồng trại đầu tư không đảm bảo, thỏ thường mắc bệnh nấm… nhưng anh Hiệp vẫn mạnh dạn bỏ ra gần 200 triệu đồng xây chuồng với quy mô 600 con.
“Với diện tích hơn 100 m2, tôi lắp đặt quạt hơi 2 chiều có hệ thống phun nước tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo điều kiện thích hợp cho đàn thỏ sinh trưởng, ngăn ngừa dịch bệnh” – anh Hiệp cho hay.
Sau 4 tháng nuôi, mỗi con thỏ nặng 2,2 kg bán với giá 200 nghìn đồng, lãi gần 100 nghìn đồng.
Cũng theo anh Hiệp, ở môi trường nuôi tốt, đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt. Mỗi con thỏ có trọng lượng 2,2 kg hiện được bán với 200.000 đồng, lãi được gần 100.000 đồng. Chỉ tính 3 tháng gần đây, anh bán hơn 4 tạ thịt thỏ thương phẩm và 800 con thỏ giống, thu về gần 100 triệu đồng.
Nuôi lợn thương phẩm cũng mang lại thu nhập cao cho ông chủ 9X.
Ngoài ra, gia trại của anh Hiệp luôn duy trì 20 -30 con lợn, trong đó, có 5 con lợn nái. Nhờ đảm bảo quy trình kỹ thuật, phòng ngừa tốt dịch bệnh nên đàn lợn nhanh lớn. Mỗi năm, anh Hiệp thu về trên dưới 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.
Mở rộng diện tích, chăn nuôi theo quy mô khép kín, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường trong khu vực dân cư chính là điều ông chủ 9X trăn trở. Bởi vậy, anh Hiệp mong muốn chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để thuê đất, di dời đàn vật nuôi sang vị trí phù hợp, thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững hơn.
Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Nguyễn Công Hiệp thực sự là thanh niên năng động, chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu. Đây là mô hình chăn nuôi điển hình của xã cần tuyên truyền nhân rộng, nhất là đối với các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Ông Trần Xuân Thơm – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trung
Hữu Trung
Bạn đang đọc nội dung bài viết Từ Chàng Trai Mồ Côi Đến “Tỉ Phú Gà Ri” Đất Lạc Thủy trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!